Giỏ hàng của bạn trống!
Trầm cảm ở tuổi dậy thì là gì? | Safe and Sound
Tuổi dậy thì là một trong những giai đoạn quan trọng trong cuộc đời của mỗi người vì đánh dấu sự biến chuyển cả về thể chất và nhân cách của con người. Trẻ bắt đầu có sự thay đổi nội tiết, phải đối mặt với những áp lực trong học tập, cuộc sống và hình thành nhiều trạng thái cảm xúc hơn giai đoạn trước. Do vậy, bác sĩ tâm lý khuyến cáo, chính vì sự thay đổi này nên trẻ ở giai đoạn tuổi dậy thì có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cao hơn so với giai đoạn khác. Vậy cùng bác sĩ tâm lý Safe and Sound tìm hiểu trầm cảm ở tuổi dậy thì là gì?
Nguyễn Thị Hồng Hạnh | Bác sĩ - Viện tâm lý và sức khỏe tinh thần SnS
Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe Cộng đồng và Phát triển
1. Định nghĩa trầm cảm ở tuổi dậy thì
Trầm cảm là một dạng rối loạn cảm xúc đặc trưng bởi khí sắc buồn rầu, chán nản, bi quan và mất hứng thú với hầu như mọi thứ xung quanh. Bác sĩ tâm lý cho biết, triệu chứng của bệnh có liên quan đến rối loạn các chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ, đặc biệt là sự sụt giảm hormone serotonin. Điều này khiến cho người bệnh phải đối mặt với khí sắc trầm trong một thời gian dài kèm theo hành vi và tư duy bị ức chế.
Ảnh 1: Trẻ ở tuổi dậy thì có nhiều nguy cơ mắc bệnh trầm cảm
Trầm cảm ở tuổi dậy thì là một rối loạn cảm xúc xảy ra ở trẻ trong giai đoạn dậy thì. Về cơ bản, trầm cảm ở giai đoạn này không có sự khác biệt với trầm cảm ở người trưởng thành. Tuy nhiên, bác sĩ tâm lý khuyến nghị, do xảy ra ở giai đoạn “nổi loạn” nên nhiều gia đình bị nhầm lẫn các triệu chứng của bệnh với tính cách thể hiện.
Ở giai đoạn dậy thì, trẻ bắt đầu hình thành và phát triển toàn diện cả về thể chất, tinh thần, tư duy, trí tuệ, cảm xúc. Bác sĩ tâm lý cho biết, căn bệnh này sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ thể chất và tinh thần của trẻ, làm suy giảm chất lượng cuộc sống, học tập, công việc.
2. Nguyên nhân gây ra trầm cảm ở tuổi dậy thì
Bác sĩ tâm lý khẳng định, trầm cảm ở tuổi dậy thì có thể khởi phát do nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc xác định được chính xác nguyên nhân gây ra bệnh đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với quá trình bác sĩ tâm lý điều trị trầm cảm. Một số nguyên nhân có thể dẫn tới tình trạng trầm cảm ở tuổi dậy thì gồm:
2.1. Thay đổi hormone
Những trẻ trong độ tuổi dậy thì thường trải qua nhiều thay đổi về nồng độ các hormone trong cơ thể. Theo bác sĩ tâm lý, hormone được sản xuất từ cơ quan sinh dục và não bộ có thể gây ảnh hưởng tới cảm xúc, suy nghĩ và hành vi. Ngoài ra, hormone tuyến giáp và cortisol thay đổi một cách đột ngột cũng sẽ làm tăng nguy cơ trầm cảm.
Theo nghiên cứu, các bác sĩ tâm lý cho biết, estrogen – một loại hormone sinh dục nữ có liên quan trực tiếp đến chứng trầm cảm. Nồng độ hormone này ở các bé gái trong tuổi dậy thường gia tăng đột biến, nguy cơ mắc trầm cảm. Trong khi đó, nồng độ hormone testosterone ở bé trai trong tuổi dậy thì lại không liên quan đến chứng bệnh này. Điều này một phần lý giải vì sao ở tuổi dậy thì, tỷ lệ bé gái bị trầm cảm nhiều hơn bé trai.
2.2. Mất cân bằng các chất dẫn truyền thần kinh
Ảnh 2: Mất cân bằng các chất dẫn truyền thần kinh
Các chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ chi phối mọi hoạt động của các cơ quan và có vai trò điều chỉnh cảm xúc. Sự mất cân bằng của những chất này chính là nguyên nhân gây trầm cảm.
Bác sĩ tâm lý cho biết, serotonin có vai trò tạo cảm giác vui vẻ, cảm xúc phấn chấn, hứng thú, đồng thời mang lại cảm giác ngon miệng và là tiền chất để sản sinh melatonin – hormone tạo cảm giác buồn ngủ. Sự sụt giảm của serotonin dẫn đến khí sắc trầm buồn, mất ngủ, khó ngủ, chán ăn,...
Cho đến nay, các bác sĩ tâm lý vẫn chưa tìm ra nguyên nhân gây rối loạn các chất dẫn truyền thần kinh. Tuy nhiên, cấu tạo não bất thường đã được xác định là một trong những yếu tố nguy cơ. Đa phần bệnh nhân trầm cảm đều có hồi hải mã nhỏ hơn bình thường khoảng 9 – 13%.
2.3. Áp lực, căng thẳng do học tập
Những trẻ đang ở độ tuổi dậy thì thường xuyên gặp phải những khó khăn, áp lực đến từ việc thi cử, học tập. Bác sĩ tâm lý khuyến cáo, một số bậc phụ huynh hay nhà trường đặt quá nhiều kỳ vọng ở trẻ, vô tình tạo nên một áp lực nặng nề đối với trẻ. Trẻ thường phải đối mặt với những mục tiêu quá lớn, luôn phải cố gắng đạt được thành tích cao khiến trẻ không được thoải mái và luôn có cảm xúc lo lắng. Theo bác sĩ tâm lý, tình trạng này nếu không được can thiệp sớm sẽ khiến cho trẻ dần khép kín, thu mình lại, đặc biệt là những lúc trẻ không đạt được những gì mà người khác kỳ vọng.
Ảnh 3: Áp lực từ việc học tập có thể khiến trẻ rơi vào trầm cảm
2.4. Thiếu sự đồng cảm
Tuổi dậy thì cũng chính là giai đoạn nhạy cảm nhất ở trẻ, lúc này trẻ luôn cần sự quan tâm và đồng cảm từ cha mẹ và những người xung quanh. Bác sĩ tâm lý cũng cho biết, đây cũng là thời gian trẻ bắt đầu thay đổi nhanh chóng về ngoại hình, nhận thức, cảm xúc, hành vi của bản thân. Nhiều trẻ không được trang bị đầy đủ kiến thức sẽ cảm thấy hoang mang và vô cùng lo lắng. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho trẻ dễ rơi vào trạng thái trầm cảm.
2.5. Bạo lực học đường
Bị bạn bè bắt nạt có thể gây ra nhiều cảm xúc lo sợ và căng thẳng trong cuộc sống của trẻ ở tuổi dậy thì. Hiện nay, tình trạng bạo lực học đường đang thực sự diễn ra đáng báo động. Bác sĩ tâm lý nhấn mạnh, nếu gia đình, nhà trường không kịp thời khắc phục sẽ khiến cho trẻ bị ảnh hưởng tâm lý trầm trọng, lâu ngày dễ dẫn đến trầm cảm.