0

Áp lực làm mẹ đơn thân - Chỉ người trong cuộc mới hiểu | Safe and Sound

Bác sĩ tâm lý chia sẻ, làm mẹ và nuôi dạy con cái là quá trình không hề đơn giản. Và trở thành mẹ đơn thân càng khiến hành trình ấy gặp khó khăn hơn bội phần. Không có người đồng hành, mọi lo toan và áp lực đều dồn lên đôi vai nhỏ bé của người phụ nữ. Áp lực của bà mẹ đơn thân liên quan đến hàng loạt các vấn đề như tài chính, dư luận, cách nuôi dạy con, tương lai của con.

Nguyễn Thị Hồng Hạnh | Bác sĩ - Viện tâm lý và sức khỏe tinh thần SnS

Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe Cộng đồng và Phát triển

1. Áp lực về tài chính

Tài chính bấp bênh là áp lực mà nhiều mẹ đơn thân phải đối mặt. Theo chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm lý, nuôi dạy một đứa trẻ quả thật không dễ dàng, từ quần áo, bỉm, sữa cho đến học phí… đều một tay mẹ gồng gánh. Các khoản chi phí phát sinh khi trẻ ốm, nằm viện,... cũng chiếm một khoản không hề nhỏ.

Ảnh 1: Mẹ đơn thân phải đối mặt với áp lực kinh tế

Nếu như khi có một gia đình hoàn chỉnh, áp lực tài chính được chia đều thì giờ đây, một mình mẹ đơn thân phải cáng đáng mọi thứ. Ngoài chi phí cho con cái, một loạt các chi phí không tên khác sẽ khiến cho mức chi tiêu tăng cao và rất khó để tích lũy khoản dư cho tương lai. Với những người có công việc ổn định, áp lực tài chính sẽ giảm đi đáng kể, giúp mẹ đơn thân không rơi vào tình huống chật vật, thiếu trước hụt sau.

2. Áp lực về việc nuôi dạy con

Áp lực về việc nuôi dạy con cái là điều mà tất cả các bậc cha mẹ đều gặp phải. Bác sĩ tâm lý và chuyên gia tâm lý nhấn mạnh, ở mẹ đơn thân, áp lực này lại tăng lên gấp bội. Khi trách nhiệm không được san sẻ, mọi thứ đều do một mình bản thân gánh vác.

Ở mỗi giai đoạn của trẻ, con sẽ có những nhu cầu riêng cả về thể chất và tinh thần. Với vai trò là mẹ đơn thân, bạn sẽ vừa làm mẹ vừa làm bố, chu toàn cả công việc lẫn gia đình.

Hơn nữa, khi không có gia đình hoàn chỉnh, con sẽ không ngừng thắc mắc vì sao bố mẹ không cùng chung sống, vì sao con phải lựa chọn một trong hai. Bố liệu có phải là người đàn ông tốt hay không? Hay vì lý do gì mà bố bỏ rơi cả hai mẹ con?

Bác sĩ tâm lý, chuyên gia tâm lý cũng chia sẻ, những câu hỏi non nớt đó như vết dao cứa vào tim, bản thân bạn tuy đau lòng và chua xót nhưng vẫn phải mạnh mẽ giải thích để con thấu hiểu. Những đứa trẻ sống trong gia đình không hoàn chỉnh ít nhiều sẽ bị ảnh hưởng về tâm lý. Vì vậy, áp lực mà mẹ đơn thân phải đối mặt sẽ lớn hơn rất nhiều so với những người mẹ khác.

Ảnh 2: Việc nuôi dạy con cái sẽ trở nên khó khăn hơn bội phần

3. Áp lực trước định kiến xã hội

Ngày nay, việc trở thành mẹ đơn thân đã không còn là điều xa lạ. Thậm chí, chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm lý cho biết, nhiều chị em lựa chọn trở thành single mom vì né tránh sự ràng buộc và không muốn bước vào cuộc sống hôn nhân.

Dù quan điểm sống đã phóng khoáng hơn trước nhưng không thể phủ nhận rằng, định kiến về mẹ đơn thân vẫn còn đó. Theo bác sĩ tâm lý, single mom ít nhiều sẽ nhận về những cái nhìn săm soi, thiếu thiện cảm từ những người xung quanh. Tệ hơn, nhiều người không ngại nói ra những lời cay độc làm tổn thương người khác.

4. Áp lực khi con thiếu thốn tình thương

Theo chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm lý, trở thành mẹ đơn thân, không chỉ bản thân thiếu thốn tình cảm mà con cái cũng khó có được đời sống tinh thần đủ đầy. Dù nỗ lực đến đâu, con trẻ ít nhiều cũng cảm nhận sự thiếu vắng tình thương của người cha. Trẻ sẽ hoài nghi về bản thân và tự hỏi liệu mình có phải là đứa trẻ hư khi không được nhận cả tình thương của cha lẫn mẹ?

Khi thấy con hoài nghi bản thân, khó có người mẹ nào có thể cầm lòng. Bác sĩ tâm lý khuyến cáo, những lời nói thành thật của con trẻ càng khiến cho mẹ đơn thân cảm thấy bản thân kém cỏi, thất bại. Vì sự tan vỡ của chính mình mà đẩy con trẻ đến hoàn cảnh như hiện tại, phải sống trong một gia đình không hoàn chỉnh và thiếu đi sự hiện diện của người cha.

5. Áp lực về thời gian

Theo bác sĩ tâm lý, chuyên gia tâm lý, trong hành trình trưởng thành, cha mẹ cần đồng hành cùng con. Bên cạnh chăm sóc về thể chất, con cái cũng có nhu cầu được sẻ chia, thấu hiểu và đồng cảm. Khi một mình cáng đáng tất cả, việc cân đối thời gian cho công việc và con cái quả thật là một thách thức.

Ảnh 3: Mẹ đơn thân phải tìm mọi cách để cân bằng thời gian cho công việc và con cái

Trở thành mẹ đơn thân, bạn phải tập trung cho công việc để gia tăng thu nhập. Nhưng không phải vì thế mà cắt bớt quỹ thời gian cho con. Dành hết thời gian cho công việc, con cái khiến không ít mẹ đơn thân rơi vào trạng thái mệt mỏi cùng cực.

Bác sĩ tâm lý, chuyên gia tâm lý cho biết, 24 tiếng đồng hồ với những lo toan về cơm áo gạo tiền, con ốm, con sốt và vô số vấn đề không tên. Rảnh rỗi trở thành điều gì đó xa xỉ và hiếm hoi. Tuy nhiên, với tâm lý sợ con cái phải chịu thiệt thòi, các single mom luôn muốn ở bên cạnh con nhiều nhất có thể. Mọi thời gian của mẹ đều dành hết cho công việc và con cái.

Xem thêm:

Vượt qua áp lực của mẹ đơn thân, liệu có khó? (Phần 1)

Làm thế nào để phụ nữ nguôi ngoai nỗi đau sau ly hôn?

: Áp lực làm mẹ đơn thân - Chỉ người trong cuộc mới hiểu | Safe and Sound

Đăng ký nhận tư vấn ngay

Nhận tư vấn về sức khoẻ tinh thần từ Safe and Sound