0

Phát hiện và xử trí trầm cảm ở tuổi dậy thì | Safe and Sound

Ở tuổi dậy thì, tất cả trẻ em sẽ có lúc cảm thấy chán nản và lo lắng. Đó là một phần tự nhiên trong quá trình lớn lên của trẻ. Nhưng khi những cảm xúc này dần trở nên mạnh mẽ, ảnh hưởng đến mối quan hệ xã hội, gia đình và trường học của bé thì rất đáng lo ngại. Trầm cảm ở tuổi dậy thì có thể điều trị được nhưng cần cha mẹ phát hiện sớm các dấu hiệu. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Nguyễn Hoàng Nguyên | Thạc sĩ. Bác sĩ – Viện tâm lý và sức khỏe tinh thần SnS

Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe Cộng đồng và Phát triển

1. Biểu hiện trầm cảm ở tuổi dậy thì

Theo các bác sĩ tâm lý, có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tầm cảm ở tuổi dậy thì. Các nguyên nhân phổ biến là kết quả học tập ở trường, áp lực của bản thân với bạn bè cùng trang lứa, khuynh hướng tình dục và cuộc sống gia đình. Đôi khi, trầm cảm ở trẻ có thể đến từ việc thay đổi môi trường sống do phải di chuyển cùng bố mẹ. Bất kể nguyên nhân là gì, nếu bạn thấy trẻ khi ở cạnh gia đình hoặc làm những việc trẻ thích nhưng vẫn buồn hoặc cảm giác chán nản thường xuyên, hãy nghĩ đến trầm cảm ở tuổi dậy thì.

Ảnh 1: Trầm cảm ở tuổi dậy thì có thể bắt đầu từ áp lực học tập

Các biểu hiện trầm cảm ở tuổi dậy thì biểu hiện rõ rệt ở sự thay đổi trong suy nghĩ và hình vi. Triệu chứng thường gặp là buồn không có lý do rõ ràng trong hầu hết trường hợp. Trẻ mất động lực, trở nên thu mình, chỉ thích ở trong phòng hàng giờ liền hoặc ngủ rất nhiều. Các hành vi chống đối bố mẹ có thể được thể hiện, cùng với đó là hành vi phạm tôi như trộm cắp trong cửa hàng. Các dấu hiệu khác của trầm cảm ở tuổi dậy thì bao gồm:

  • Thờ ơ
  • Thường xuyên kêu đau đầu, đau bụng, đau thắt lưng hoặc mệt mỏi
  • Khó tập trung, khó đưa ra quyết định
  • Cảm giác tội lỗi quá mức hoặc không phù hợp
  • Đi học muộn, trốn học, có các hành vi nổi loạn
  • Mất hứng thù với đồ ăn hoặc ăn quá nhiều dẫn đến tăng hoặc giảm cân nhanh chóng
  • Mất trí nhớ
  • Có sự quan tâm đến cái chết hoặc các hình thức tự tử
  • Thức vào ban đêm và ngủ nhiều vào ban ngày
  • Điểm số thấp đột ngột
  • Trốn tránh bạn bè, khóc không rõ nguyên nhân
  • Nhạy cảm với sự từ chối hoặc thất bại

2. Xử trí trầm cảm ở tuổi dậy thì

Khi nghi ngờ trẻ có các dấu hiệu của trầm cảm ở tuổi dậy thì, bố mẹ hãy đưa trẻ đến cơ sở khám chữa bệnh tâm thần để nhận được lời tư vấn của chuyên gia. Khi này, các bác sĩ tâm lý tâm thần sẽ thực hiện các bài kiểm tra để đánh giá mức độ tâm lý và nguy cơ tự tử. Các dấu hiệu của những rối loạn khác như lo âu, lạm dụng chất hay rối loạn lưỡng cực sẽ được phát hiện trong quá trình này. Đặc biệt, nếu trẻ có các dấu hiệu tử tử thì sẽ cần nhập viện ngay lập tức để được theo dõi 24/24.

Ảnh 2: Tự tử là nguyên nhân tử vong đứng thứ tư ở người từ 15 đến 29 tuổi

Phương pháp điều trị trầm cảm ở tuổi dậy thì bao gồm hoá dược và trị liệu tâm lý. Các bác sĩ tâm lý tâm thần sẽ lựa chọn phương pháp phù hợp nhất với trẻ. Việc sử dụng thuốc chống trầm cảm ở trẻ sẽ cần phải theo dõi đặc biệt và chặt chẽ các bác sĩ điều trị. Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT) sẽ giúp các bạn trẻ nhận biết và thay đổi lối suy nghĩ tiêu cực đang làm tăng các triệu chứng trầm cảm.

Trầm cảm ở tuổi dậy thì có xu hướng đến và đi theo từng đợt. Khi một trẻ bị trầm cảm, trẻ đó có thể lặp lại tình trạng này ở giai đoạn thanh thiếu niên và trưởng thành. Trầm cảm ở tuổi dậy thì nếu không được điều trị và phát hiện kịp thời có thể tăng nguy cơ hủy hoại bản thân và tự tử ở tương lai. Tự tử là một trong bốn nguyên nhân tử vong hàng đầu ở lứa tuổi từ 15 – 29 tuổi.

Xem thêm: 

Những phương pháp điều trị trầm cảm ở tuổi dậy thì

Dấu hiệu nhận biết trầm cảm ở tuổi dậy thì 

: Phát hiện và xử trí trầm cảm ở tuổi dậy thì | Safe and Sound

Đăng ký nhận tư vấn ngay

Nhận tư vấn về sức khoẻ tinh thần từ Safe and Sound