0

Rối loạn cảm xúc: Dấu hiệu và phương pháp điều trị | Safe and Sound

Rối loạn cảm xúc là một hội chứng bất thường của não bộ khi tâm lý có sự thay đổi không ổn định về mặt cảm. Theo các bác sĩ tâm thần, chuyên gia tâm lý, rối loạn cảm xúc là các bệnh đặc trưng bởi những thay đổi trong tâm trạng (hưng cảm, trầm cảm) hoặc tình trạng kết hợp của cả hai. Tổ chức Y tế Thế giới xếp rối loạn cảm xúc là vấn đề y tế lớn thứ 4 thế giới.

Nguyễn Thị Hồng Hạnh | Bác sĩ - Viện tâm lý và sức khỏe tinh thần SnS

Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe Cộng đồng và Phát triển

1. Dấu hiệu của rối loạn cảm xúc

Theo các chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm thần, dấu hiệu của rối loạn cảm xúc phụ thuộc vào dạng rối loạn (trầm cảm hay hưng cảm). Ngoài ra, mức độ triệu chứng còn phụ thuộc vào tình trạng cụ thể của từng người. 

1.1. Hội chứng trầm cảm 

Các bác sĩ tâm thần, chuyên gia tâm lý cho biết, người mắc rối loạn cảm xúc khi đang trong trạng thái trầm cảm sẽ có khí sắc trầm buồn, chán nản, những cảm xúc, tư duy và hoạt động bị ức chế. Mọi thứ sẽ đều rơi vào tình trạng khó kiểm soát, suy giảm khả năng hoạt động và luôn bị cuốn theo những suy nghĩ, hành vi tiêu cực. Hội chứng này được đặc trưng bởi những triệu chứng sau:

  • Khí sắc trầm buồn
  • Mất hứng thú – ngay cả với những hoạt động, món ăn,… yêu thích trước đây
  • Ngủ nhiều hoặc ngủ ít
  • Sụt cân bất thường (5%/ tháng) hoặc lên cân do ăn uống quá mức
  • Dễ kích động, chậm chạp
  • Mất tự tin
  • Giảm tính tự trọng
  • Giảm mức độ tập trung, chú ý     

Ảnh 1: Người bị trầm cảm thường có khí sắc trầm buồn, mất hứng thú, chán nản,...

Theo các chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm thần, trầm cảm được xác định khi những triệu chứng kể trên xảy ra trong ít nhất 2 tuần. Ngoài ra, hội chứng này cũng có thể gây ra một số triệu chứng không điển hình khác như:

  • Dễ khóc
  • Luôn có cảm giác
  • Cảm giác tiêu cực, tuyệt vọng
  • Có ý nghĩ tự tử hoặc thử tự tử
  • Xuất hiện một số triệu chứng thể chất như khó chịu, bồn chồn, táo bón và (hoặc) các triệu chứng sinh lý như mất kinh nghiệm, ngủ không ngon, giảm ham muốn, thay đổi cân nặng, thay đổi khẩu vị ăn uống

1.2. Hội chứng hưng cảm

Các bác sĩ tâm thần, chuyên gia tâm lý cho biết, hội chứng hưng cảm là một dạng rối loạn cảm xúc đặc trưng bởi sự dao động bất thường của khí sắc từ kích thích đến hứng khởi, phấn khích cao độ đến ức chế, trầm cảm. So với trầm cảm, hội chứng này có biểu hiện đa dạng hơn.

Các triệu chứng của hội chứng hưng cảm gồm:

  • Tự đánh giá cao bản thân, thường xuyên có ý nghĩ tự cao
  • Giảm nhu cầu ngủ (thường dưới 3 giờ)
  • Tư duy nhanh, dồn dập, xuất hiện nhiều ý tưởng trong đầu
  • Nói nhiều hơn mức bình thường
  • Có hành vi kích động
  • Có nhiều mục tiêu, dự định trong công việc, học tập
  • Đôi khi gây tăng hoạt động tình dục
  • Xuất hiện những hoạt động thái quá tiềm ẩn rủi ro, nguy cơ (đầu tư một cách không suy nghĩ, mua sắm quá mức cần thiết, có hành vi tình dục bất thường,…)

Ảnh 2: Người mắc hội chứng hưng cảm thường có cảm xúc thay đổi đột ngột, quá khích,... 

Đây là giai đoạn đầu của hội chứng hưng cảm (thường kéo dài ít nhất 1 tuần). Sau đó sẽ chuyển sang giai đoạn hỗn hợp. Các chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm thần cho rằng, giai đoạn này xuất hiện triệu chứng của hưng cảm và trầm cảm nhưng chỉ kéo dài không quá 1 tuần (được gọi là rối loạn lưỡng cực hoặc rối loạn hưng – trầm cảm).

Ngoài ra, một số người có thể mắc phải hội chứng hưng cảm nhẹ – một dạng rối loạn khí sắc có mức độ nhẹ hơn hưng cảm. Hội chứng này chỉ xảy ra từ 4 – 7 ngày.

2. Các phương pháp điều trị rối loạn cảm xúc

Mặc dù rối loạn cảm xúc là căn bệnh phổ biến hiện nay, nhưng theo các chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm thần, nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của rối loạn cảm xúc vẫn chưa rõ ràng. Bệnh nhân mắc chứng rối loạn cảm xúc cần được đưa đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ tâm thần, chuyên gia tâm lý tư vấn và đưa ra các phương pháp điều trị phù hợp. 

2.1. Sử dụng thuốc

Ảnh 3: Sử dụng thuốc thường được chỉ định trong điều trị rối loạn cảm xúc

Sử dụng thuốc thường được các bác sĩ tâm thần, chuyên gia tâm lý chỉ định trong giai đoạn trầm cảm và hưng cảm. Tùy theo tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân, bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc khác nhau. 

2.2. Trị liệu sốc điện (ECT)

Trị liệu sốc điện (ECT) là liệu pháp được áp dụng trong trường hợp trầm cảm và hưng cảm nặng. Thủ thuật này được thực hiện thông qua gây mê toàn thân, sau đó đưa các dòng điện nhỏ truyền qua não để tạo ra các cơn co giật ngắn. Các chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm thần khuyến cáo, mục tiêu của liệu pháp sốc điện là thay đổi các chất hóa học trong não nhằm cải thiện triệu chứng của rối loạn cảm xúc và một số vấn đề tâm thần khác.

Liệu pháp này chỉ được áp dụng trong trường hợp không có đáp ứng với thuốc. Trên lâm sàng cho thấy, liệu pháp này cải thiện rõ các triệu chứng của rối loạn cảm xúc (khoảng 80%) và tác dụng nhanh hơn so với sử dụng thuốc. Tùy theo mức độ của từng bệnh nhân, trị liệu sốc điện có thể bao gồm từ 6 – 10 lần thực hiện.

Dù mang lại hiệu quả cao nhưng liệu pháp này vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro, trong đó thường gặp nhất là mất trí nhớ. Hơn nữa, một số bệnh nhân có thể không cải thiện khi áp dụng trị liệu sốc điện. Vì vậy đến nay, phương pháp này vẫn chỉ được các bác sĩ tâm thần, chuyên gia tâm lý cân nhắc trong những trường hợp cần thiết.

2.3. Trị liệu bằng liệu pháp tâm lý

Trị liệu tâm lý thường được các chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm thần áp dụng khi các triệu chứng cấp tính của rối loạn cảm xúc đã được giải quyết tương đối. Phương pháp này có hiệu quả với những bệnh nhân có nhận thức lệch lạc, tác động từ gia đình, xã hội, gặp khó khăn trong các mối quan hệ,... Đối với những bệnh nhân bị trầm cảm nhẹ, trị liệu tâm lý hoàn toàn có thể kiểm soát bệnh mà không cần dùng thuốc gây ra các biến chứng cho cơ thể. 

: Rối loạn cảm xúc: Dấu hiệu và phương pháp điều trị | Safe and Sound

Đăng ký nhận tư vấn ngay

Nhận tư vấn về sức khoẻ tinh thần từ Safe and Sound