0

Rối loạn trầm cảm cười: Nguyên nhân và điều trị | Safe and Sound

Rối loạn trầm cảm cười là một rối loạn tâm lý khó nhận ra bởi người bệnh che giấu cảm xúc đằng sau nụ cười và thái độ sống tích cực. Theo chuyên gia tâm lý, chính điều này sẽ gây cản trở rất nhiều việc nhận biết và điều trị bệnh.

Nguyễn Thị Hồng Hạnh | Bác sĩ - Viện tâm lý và sức khỏe tinh thần SnS

Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe Cộng đồng và Phát triển

1.   Nguyên nhân gây hội chứng trầm cảm cười

Hội chứng trầm cảm cười và các rối loạn tâm lý khác có thể khởi phát bởi rất nhiều nguyên nhân khác. Tuy nhiên, hiện nay, các chuyên gia tâm lý vẫn chưa thể xác định được nguyên nhân chính xác của hội chứng này. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, tỷ lệ mắc trầm cảm đang ngày càng có xu hướng gia tăng mạnh mẽ.

Mặc dù chưa xác định được nguồn gốc cụ thể gây ra hội chứng này nhưng các chuyên gia tâm lý đã chỉ ra một số yếu tổ nguy cơ liên quan như:

  • Sang chấn tâm lý: Khi con người phải đối mặt với các sự kiện vượt quá mức giới hạn như ly hôn, mâu thuẫn trong gia đình, mất mát người thân, mất việc, phá sản, bị bệnh nan y như nhiễm HIV, ung thư,… người bệnh sẽ chịu một cú sốc tác động đến sức khoẻ. Theo chuyên gia tâm lý, người bệnh trầm cảm cười sẽ có xu hướng biểu cảm tích cực, vui vẻ để tránh sự dò xét của những người xung quanh.
  • Kỳ vọng quá nhiều từ người thân: Những sự kỳ vọng quá lớn vô tình trở thành áp lực cho một người. Người bệnh luôn tỏ ra vui vẻ, lạc quan và nỗ lực làm việc để tạo ra thành tựu làm người thân vui lòng. Theo chuyên gia tâm lý, nhìn bề ngoài, bản thân người bệnh có một cuộc sống hoàn hảo và nhận được sự tán thưởng nhưng sâu bên trong là cảm xúc giằng xé và sự buồn bã tột độ.

Ảnh 1: Một số bệnh nhân nỗ lực che giấu cảm xúc vì lo sợ sẽ trở thành gánh nặng của gia đình

  • Tính cách cầu toàn: Một trong những yếu tố gia tăng nguy cơ mắc hội chứng trầm cảm cười là tính cách cầu toàn. Người có dạng tính cách này luôn theo đuổi sự hoàn hảo cả về ngoại hình, năng lực, sức khỏe và các mối quan hệ xung quanh. Chuyên gia tâm lý cho biết, người theo chủ nghĩa hoàn hảo không chấp nhận bản thân có khiếm khuyết về sức khỏe tâm thần và nỗ lực che đậy bằng nụ cười giả tạo, thái độ sống tích cực, luôn năng động và nhiệt huyết trong công việc.
  • Ảnh hưởng từ nền văn hóa: Hiện nay, ở một số quốc gia, các căn bệnh về rối loạn tâm thần, rối loạn cảm xúc vẫn chưa nhận được nhiều sự quan tâm. Do đó, chuyên gia tâm lý nhấn mạnh, khi rơi vào trạng thái trầm cảm, người bệnh thường gặp phải những sự soi xét, kì thị, dè bỉu của những người xung quanh, họ sẽ dần muốn giấu đi căn bệnh của mình bằng cách vẫn tỏ ra vui vẻ, cân bằng tốt cuộc sống.

2.   Điều trị hội chứng trầm cảm cười

2.1. Tâm lý trị liệu

Liệu pháp tâm lý là lựa chọn ưu tiên cho bệnh nhân bị hội chứng trầm cảm cười. Thông thường, người mắc chứng bệnh này luôn có nỗi sợ về việc những người xung quanh biết rõ bệnh tình nên thường bị căng thẳng, phiền muộn và lo âu quá mức. Do đó, trị liệu tâm lý ban đầu cho người bệnh là giải tỏa cảm xúc, giảm căng thẳng và giúp bệnh nhân có tâm lý thoải mái khi can thiệp điều trị cùng chuyên gia tâm lý.

2.2. Sử dụng thuốc

Ảnh 2: Dùng thuốc có thể hỗ trợ làm giảm các cảm xúc tiêu cực và ổn định tâm trạng

So với trầm cảm thông thường, người mắc chứng trầm cảm cười thường có sự giằng xé trong nội tâm về tội lỗi của bản thân, cảm giác buồn bã sâu sắc, chán nản, nỗi sợ bị phê bình, chỉ trích và trở thành gánh nặng của gia đình. Do đó, bệnh nhân thường có tâm trạng bất ổn và dễ căng thẳng.

Chuyên gia tâm lý chỉ định cho người bệnh một số loại thuốc hỗ trợ điều trị hội chứng trầm cảm cười: Thuốc chống trầm cảm (thuốc chống trầm cảm 3 vòng và thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc), thuốc an thần.

: Rối loạn trầm cảm cười: Nguyên nhân và điều trị | Safe and Sound

Đăng ký nhận tư vấn ngay

Nhận tư vấn về sức khoẻ tinh thần từ Safe and Sound