0

6 Dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị stress nặng | Safe and Sound

Đôi khi, chúng ta có thể không nhận ra rằng mình đang chịu đựng một mức độ stress quá cao và đang ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe tâm lý và thể chất. Dưới đây là 6 dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị stress nặng, mà bạn nên chú ý và tìm cách giảm stress để bảo vệ bản thân theo gợi ý của chuyên gia tâm lý.

Phí Thuỳ Linh | Cử nhân Y tế Công cộng – Viện tâm lý và sức khoẻ tinh thần SnS

Trung tâm Nghiên cứu Sức khoẻ Cộng đồng và Phát triển

1. Gặp các vấn đề tiêu hóa

Ảnh 1: Stress gây ra các vấn đề về tiêu hoá

Theo chuyên gia tâm lý, stress nặng có thể gây ra các vấn đề tiêu hóa như ợ nóng, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy hoặc táo bón. Stress và áp lực có thể ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hệ thống tiêu hóa của bạn. Khi stress trở nên quá trầm trọng hoặc xảy ra thường xuyên, cơ thể sẽ không thể phục hồi để hoạt động tối ưu. Và dưới đây mà một số cách để khắc phục vấn đề tiêu hóa được chuyên gia tâm lý chia sẻ:

  • Thực hiện các biện pháp giảm stress như tập yoga, thiền, hoặc tập thể dục để giảm căng thẳng và áp lực trong cuộc sống hàng ngày.
  • Xây dựng một chế độ ăn lành mạnh và cân đối, bao gồm nhiều rau xanh, trái cây tươi, thực phẩm giàu chất xơ, và giảm tiêu thụ đồ ăn nhanh, thức ăn nhiều dầu mỡ và gia vị cay nóng.
  • Hạn chế việc ăn khi stress và dành thời gian để thư giãn trước bữa ăn.

2. Rụng tóc

Các chuyên gia tâm lý cho biết, stress nặng có thể gây ra hiện tượng rụng tóc đáng kể. Khi bạn gặp stress, cơ thể tăng sản xuất hormone cortisol, làm ảnh hưởng đến chu kỳ tăng trưởng tóc và dẫn đến rụng tóc. Stress có thể gây rụng theo 3 cơ thế: Bệnh rụng tóc, rụng tóc kiểu TE, bệnh nghiện giật tóc. Để giảm tình trạng rụng tóc do stress, hãy cân nhắc những phương pháp sau:

  • Thực hiện các hoạt động giảm stress như thư giãn, massage da đầu hoặc tham gia các hoạt động giải trí yêu thích để giảm stress và áp lực.
  • Chăm sóc tóc của bạn bằng cách sử dụng các sản phẩm chăm sóc tóc phù hợp và hạn chế việc sử dụng các sản phẩm tạo kiểu gây hại.

3. Suy giảm trí nhớ

Stress nặng có thể làm suy giảm khả năng tập trung và ghi nhớ, theo chia sẻ của chuyên gia tâm lý. Khi bạn đang trải qua stress và áp lực, não bộ có thể bị chiếm lĩnh bởi những suy nghĩ tiêu cực và khó tập trung. Để khắc phục suy giảm trí nhớ do stress, bạn có thể áp dụng những biện pháp sau:

  • Sử dụng kỹ thuật ghi chú, nhật ký, hoặc sổ ghi chú để ghi lại thông tin quan trọng và giúp bạn nhớ lâu hơn.
  • Bổ sung một số loại thực phẩm giúp cải thiện tâm lý, giảm stress như: trứng, mật ong, bơ, cá hồi, rau có lá màu xanh sẫm…

4. Chảy máu cam

Ảnh 2: Stress làm chảy máu cam

Stress có thể gây ra hiện tượng chảy máu cam hoặc chảy máu chưa rõ nguyên nhân. Chuyên gia tâm lý cho biết cơ chế chính đằng sau hiện tượng này liên quan đến tác động của hormone cortisol đến hệ thống tuần hoàn và các mạch máu. Để giảm chảy máu cam do stress, hãy xem xét các biện pháp sau:

  • Giữ ẩm cho mũi để giảm bớt nguy cơ chảy máu bằng cách nhỏ mũi hoặc phun dung dịch thuốc xịt mũi và tránh không hỉ mũi hay ngoáy mũi quá mạnh
  • Nếu chảy máu cam không ngừng hoặc trở nên nghiêm trọng, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý để được tư vấn.

5. Đổ mồ hôi

Khi bạn bị stress nặng, cơ thể có thể phản ứng bằng cách đổ mồ hôi quá mức. Chuyên gia tâm lý chia sẻ. đây là một phản ứng tự nhiên của cơ thể để giảm nhiệt độ và giảm stress Để giảm hiện tượng đổ mồ hôi do stress, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau:

  • Hạn chế tiêu thụ các chất kích thích như cafein và thuốc lá và các món ăn cay nóng, vì chúng có thể tăng tốc quá trình đổ mồ hôi.
  • Mặc những loại quần áo thoáng khí và chất liệu thấm hút mồ hôi để giảm sự mất nước do đổ mồ hôi quá mức.

6. Suy yếu hệ miễn dịch

Khi cơ thể bạn phải chống lại các tác nhân gây stress, vùng dưới đồi tuyến yên – cơ quan có tác dụng chống lại nguy hiểm sẽ bắt đầu hoạt động. Stress nặng có thể làm suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh và nhiễm trùng cơ hội. Để tăng cường hệ miễn dịch và giảm stress, bạn có thể thực hiện những biện pháp sau:

  • Bảo đảm giấc ngủ đủ và chất lượng để cơ thể có thời gian hồi phục và tăng cường sức đề kháng.
  • Ăn một chế độ ăn lành mạnh, giàu vitamin và khoáng chất để tăng cường hệ miễn dịch.

Lưu ý rằng các biện pháp trên chỉ mang tính tương đối và không thay thế cho tư vấn y tế chuyên nghiệp. Nếu bạn gặp các vấn đề liên quan đến stress nặng, hãy tìm kiếm sự tư vấn từ một chuyên gia tâm lý hoặc bác sĩ để được hỗ trợ và điều trị phù hợp.

: 6 Dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị stress nặng | Safe and Sound

Đăng ký nhận tư vấn ngay

Nhận tư vấn về sức khoẻ tinh thần từ Safe and Sound