Giỏ hàng của bạn trống!
8 cách bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân (phần 1) | Safe and Sound
Có một câu nói rất hay rằng ”Nếu muốn sẽ tìm cách, còn không muốn thì tìm lý do”. Khi bản thân bạn thực sự muốn thay đổi bản thân thì sẽ tự có cách điều chỉnh bản thân đổi mới sao cho phù hợp. Tuy nhiên với rất nhiều người, đây vẫn là một thử thách rất lớn, cần có định hướng rõ ràng thì sẽ đem lại cảm giác an tâm để vượt ra khỏi vòng tròn an toàn. Vậy cùng chuyên gia tâm lý của Safe and Sound tìm hiểu những cách để bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân nhé!
Nguyễn Thị Hồng Hạnh | Bác sĩ - Viện tâm lý và sức khỏe tinh thần SnS
Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe Cộng đồng và Phát triển
1. Lên lộ trình rõ ràng
Trong mọi vấn đề, thay đổi quá nhanh hay đến đâu tính đến đó chưa bao giờ là một cách hay. Chuyên gia tâm lý cũng cho rằng, khi không có một kế hoạch bạn sẽ trì hoãn và cuối cùng sẽ chẳng thực hiện được dự định nào. Bởi thế thay vì cứ mãi suy nghĩ trong đầu rằng mình phải thay đổi thì hãy bắt đầu hiện thực hóa nó bằng một lộ trình rõ ràng.
Tuy nhiên, chuyên gia tâm lý khuyến cáo, lộ trình của bạn nên có những bước đột phá hơn chứ đừng chỉ lên những nội dung quá quen thuộc, quá an toàn, chỉ khi đó bạn mới vượt lên được nỗi sợ của chính bản thân.
Ảnh 1: Việc lên lộ trình rõ ràng, chi tiết sẽ gia tăng tỉ lệ thành công
2. Hãy thử thay đổi những thứ quen thuộc
Hãy hướng đến những thói quen lành mạnh nếu muốn vùng an toàn của bạn được mở rộng quy mô và tiến tới những điều mới lạ hơn. Thay vì ngủ nướng mỗi sáng thì hãy thử dậy sớm tập thể dục, hay thay vì tập thể dục một mình bạn có thể đến phòng tập để gặp gỡ nhiều người hơn. Những thay đổi tích cực này sẽ giúp bản thân bạn cảm thấy thoải mái hơn và bạn cũng thấy an toàn hơn với quyết định của mình.
Mặt khác, chuyên gia tâm lý cho biết, việc đưa bản thân vào các môi trường mới là cách để bạn bước ra khỏi vùng an toàn bởi nó có thể giúp bạn thích nghi dần với sự thay đổi. Ở một nơi xa lạ, tự bạn cần phải học cách thích nghi nếu muốn tồn tại cũng như tiếp thu được nhiều kiến thức, văn hóa, cảm xúc mới. Dần dần điều này sẽ giúp bạn vượt ra khỏi giới hạn quen thuộc của chính mình.
3. Đổi mới hình ảnh bản thân
Chuyên gia tâm lý cho biết, để bắt đầu cho một cuộc sống mới tràn đầy hy vọng, bạn hãy thử thay đổi một kiểu tóc, đổi phong cách trang phục hằng ngày, đổi một chiếc ga giường, đặt một bình hoa trong phòng. Hãy làm tất cả mọi điều mà mình yêu thích, đừng quá giới hạn bản thân, hãy sống đúng với đam mê của chính mình. Việc đổi mới bản thân cũng giống như một cột mốc đánh dấu rằng bạn đã đang sẵn sàng chuẩn bị tinh thần cho những dự định sắp tới của bản thân.
Ảnh 2: Thay đổi hình ảnh bản thân để đánh dấu một cuộc sống mới tràn đầy hy vọng
4. Học tập thêm các kĩ năng mới
Theo chuyên gia tâm lý, trang bị cho mình các kỹ năng cứng và mềm đều là điều cực kỳ cần thiết. Chẳng hạn nếu bạn có dự định chuyển từ một nhân viên văn phòng sang làm kế toán, bạn không thể cầm tấm lý lịch, năng lực không có chút liên quan nào đến kế toán để xin việc được bởi chắc chắn sẽ bị từ chối. Thay vì đó dành thời gian rảnh để học tập về nghiệp vụ kế toán sẽ đem đến cho bạn những kỹ năng cần thiết khi chuyển việc.
Chuyên gia tâm lý cho biết, có vô vàn các kỹ năng cần thiết trong cuộc sống này, việc học tập và trau dồi chúng sẽ không bao giờ là thừa. Trang bị những điều này không chỉ giúp bạn thêm kiến thức, thêm linh hoạt mà còn bổ trợ được các cách bước ra khỏi vùng an toàn khác.