Giỏ hàng của bạn trống!
Ảnh hưởng của rối loạn hoang tưởng | Safe and Sound
Rối loạn hoang tưởng là một dạng loạn thần rất hiếm gặp, khiến cho một người trải qua ý nghĩ và hoang tưởng phức tạp và thường có tính quấy rối mà không phải là sự thật hoặc cơ sở thực tế. Theo chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm thần, bệnh gây suy giảm nghiêm trọng sức khoẻ tổng thể và chất lượng cuộc sống người bệnh.
Nguyễn Thị Hồng Hạnh | Bác sĩ - Viện tâm lý và sức khỏe tinh thần SnS
Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe Cộng đồng và Phát triển
1. Dấu hiệu của rối loạn hoang tưởng
Các bác sĩ tâm thần, chuyên gia tâm lý cho biết, bệnh rối loạn hoang tưởng có thể bắt nguồn từ chứng rối loạn nhân cách hoang tưởng (Paranoid Personality Disorder) được hình thành trước đó. Đối với bệnh nhân rối loạn nhân cách hoang tưởng, các chuyên gia tâm lý nhận định rằng, sự mất lòng tin và lòng hoài nghi đối với động cơ của những người xung quanh đã xuất hiện từ giai đoạn sớm của lứa tuổi trưởng thành và kéo dài suốt cả cuộc đời.
Bác sĩ tâm thần, chuyên gia tâm lý khuyến cáo, những biểu hiện sớm của rối loạn hoang tưởng bao gồm: quan tâm đến tấm lòng trung thành, thành thật của bạn bè, cảm giác bị lợi dụng, liên tục nảy sinh lòng thù hận, sẵn sàng đáp trả quyết liệt nếu nhận thấy bản thân đang bị khinh thường, có xu hướng đọc nhiều thông điệp mang tính chất đe dọa trong những vấn đề ôn hòa,…
Các triệu chứng của bệnh lý thường không thực sự rõ ràng, bao gồm:
- Nghi ngờ hành động của người khác
- Lo lắng về hành động bí mật nào đó của mọi người
- Nuôi dưỡng lòng sân si, thù hận và khó có thể rộng lượng tha thứ
- Nhạy cảm quá mức và thường xuất hiện suy nghĩ tiêu cực
- Gần như không có khả năng làm việc với người khác
- Nóng tính, thường giận dữ và dễ tấn công những người xung quanh
- Xuất hiện nhiều nỗi hoài nghi không thể tự giải thích
Ảnh 1: Người bị rối loạn hoang tưởng không thể phân định giữa sự thật và tưởng tượng
- Sống cô lập, tách rời xã hội
- Bướng bỉnh, cứng đầu, hay tranh luận
- Đa nghi, hay lo ngại, ngờ vực bản thân sẽ bị người khác tấn công, luôn giữ khoảng cách nhất định khi nói chuyện với ai đó
- Độc đoán, cứng nhắc, không thể cởi mở lắng nghe, tiếp nhận quan điểm của người khác, không có khả năng tự đánh giá bản thân
- Phát triển cái tôi quá mức, chuyên quyền, kiêu căng, không có lòng khoan dung, xem mình là trung tâm vũ trụ, coi thường người khác
2. Nguyên nhân gây ra rối loạn hoang tưởng
Hiện nay, nguyên nhân chính xác của chứng rối loạn hoang tưởng vẫn chưa được các chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm thần công bố. Nhiều ý kiến cho rằng, căn bệnh này bắt nguồn từ một số ám ảnh, định kiến hay ảo giác của bệnh hoang tưởng di chứng (bệnh loạn thần còn sót lại).
Các yếu tố có thể tăng cường nguy cơ mắc bệnh là:
- Di truyền: Theo thống kê của bác sĩ tâm thần, chuyên gia tâm lý, chứng rối loạn hoang tưởng xuất hiện thường xuyên hơn ở những gia đình có thành viên bị tâm thần phân liệt hoặc rối loạn ảo giác.
- Sinh học: Các chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm thần đã nghiên cứu về cách thức mà bệnh lý này diễn ra bên trong bộ não. Họ phát hiện ra rằng, vùng não bất thường có thể kiểm soát các suy nghĩ và nhận thức liên kết với những triệu chứng hoang tưởng.
Ảnh 2: Chứng rối loạn hoang tưởng thường liên quan đến nhiều bệnh lý tâm thần khác
- Tâm lý và môi trường: Nhiều bằng chứng khoa học của bác sĩ tâm thần, chuyên gia tâm lý đã chỉ ra rằng tình trạng căng thẳng kéo dài sẽ dẫn đến nhiều dạng rối loạn tâm thần. Thói quen sử dụng bia rượu, thuốc lá và các chất kích thích có thể góp phần gây ra hội chứng này. Bên cạnh đó, những người thường xuyên bị cô lập (người câm điếc, dân nhập cư…) có nguy cơ mắc chứng rối loạn hoang tưởng cao hơn những người bình thường.
- Bị một số biến chứng khi mới chào đời (tiếp xúc với chất độc, nhiễm virus, suy dinh dưỡng…)
- Sử dụng thuốc hướng thần (thuốc thần kinh hoặc thuốc tâm thần) trong độ tuổi thanh thiếu niên
- Có người cha lớn tuổi
3. Cơ chế hình thành rối loạn hoang tưởng
Theo bác sĩ tâm thần, chuyên gia tâm lý, những suy đoán mang tính hoang tưởng thường diễn ra trong một khoảng thời gian dài và làm biến đổi nhân cách của người bệnh một cách rõ rệt, từ đó tác động tiêu cực đến hàng loạt hoạt động tâm thần khác. Cơ chế hình thành bệnh rối loạn hoang tưởng bao gồm:
- Hoang tưởng kết tinh: Những hoang tưởng được tạo nên và củng cố thành một hệ thống cố định, vững chắc.
- Tri giác hoang tưởng: Bệnh nhân nhìn thấy sự vật, sự kiện và những người xung quanh có một vài vấn đề đặc biệt khác thường và liên quan mật thiết đến số phận của họ.
- Suy đoán hoang tưởng: Theo thời gian, người bệnh tìm thấy những điều đặc biệt khác thường mang ý nghĩa ngày càng rõ ràng nào đó và cố gắng giải thích chúng theo suy đoán cá nhân.
- Hoang tưởng tan biến: Tình trạng hoang tưởng có thể tự động biến mất, thuyên giảm sau quá trình điều trị chuyên khoa cùng bác sĩ tâm thần, chuyên gia tâm lý, hoặc tan rã vì trí tuệ bệnh nhân bắt đầu sa sút.
- Khí sắc hoang tưởng: Các chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm thần cho biết, người bệnh chờ đợi, lo lắng về một sự kiện bất thường sẽ xảy đến với mình, thậm chí là một mối nguy hiểm bí ẩn đang đe dọa trực tiếp đến tính mạng, vận mệnh và họ hoàn toàn không thể giải quyết được niềm tin này.
4. Tác hại và biến chứng của bệnh hoang tưởng
Các bác sĩ tâm thần, chuyên gia tâm lý khẳng định rối loạn hoang tưởng có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng cho bản thân người bệnh và những người xung quanh. Cụ thể là:
- Hoang tưởng khiến cho người bệnh luôn lo ngại, nghi kị những người xung quanh, làm rạn nứt các mối quan hệ xã hội đã từng tốt đẹp từ từ rạn nứt, đổ vỡ, có nguy cơ tan vỡ hạnh phúc gia đình.
- Bệnh rối loạn hoang tưởng khiến cho người bệnh gặp hạn chế lớn trong công việc khi hầu như không thể làm việc nhóm.
- Bệnh hoang tưởng khiến cho người bệnh trở nên nóng nảy, hay giận dữ và dễ dàng tấn công người khác. Trong trường hợp xấu nhất người bị bệnh hoang tưởng có thể trở thành sát nhân giết người.
- Những suy nghĩ bi quan, tiêu cực khởi nguồn từ căn bệnh rối loạn hoang tưởng có thể làm nảy sinh ý định và hành vi tự sát.