0

Các dạng rối loạn giao tiếp thường gặp | Safe and Sound

Rối loạn giao tiếp là một trong những rối loạn thường gặp nhất ở trẻ em. Theo chuyên gia tâm lý, các dạng rối loạn này tác động đến năng lực nhận, gửi, xử lý và/hoặc hiểu các khái niệm ngôn ngữ, phi ngôn ngữ và hình ảnh, có thể biểu hiện rõ trong việc nghe, ngôn ngữ và/hoặc lời nói.

Nguyễn Thị Hồng Hạnh | Bác sĩ - Viện tâm lý và sức khỏe tinh thần SnS

Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe Cộng đồng và Phát triển

1. Rối loạn giao tiếp là gì?

Các chuyên gia tâm lý cho biết bốn căn bệnh chính của rối loạn giao tiếp là rối loạn ngôn ngữ (language disorder), rối loạn tính lưu loát ở trẻ (childhood fluency disorder), rối loạn âm thanh lời nói (speech-sound disorder) và rối loạn giao tiếp xã hội (social communication disorder - SCD). Chúng thường là những rối loạn phức tạp. Một số có thể thấy rõ ở trẻ giai đoạn sơ sinh và chập chững, một số khác có thể không biểu hiện rõ cho đến khi trẻ đã đi học.

  • Rối loạn ngôn ngữ: Theo chuyên gia tâm lý, trẻ không hiểu được người khác (rối loạn tiếp nhận - receptive disorder) hay không thể diễn đạt các suy nghĩ (rối loạn diễn đạt - expressive disorder) hoặc cả hai (rối loạn tiếp nhận-diễn đạt - receptive-expressive disorder).
  • Trẻ không cười hay bi bô khi tương tác với bố mẹ và chỉ nói được một vài từ khi đã 18 tháng.
  • Trẻ không chơi với người khác và muốn ở một mình. Có thể trở nên e thẹn và xa cách.
  • Trẻ gặp khó khăn khi nuốt, ảnh hưởng đến khả năng nói. 

Ảnh 1: Trẻ không hiểu được, không thể diễn đạt các suy nghĩ của bản thân

  • Rối loạn tính lưu loát ở trẻ: Trẻ nói lắp hay lúng búng, nhắc lại từ hay một phần của từ và kéo dài âm ngữ.

  • Lời nói có thể bị tắc nghẽn như thể trẻ bị hụt hơi.

  • Trẻ sử dụng những âm thanh gây sao nhãng chẳng hạn như hắng giọng, hay cử động đầu và cơ thể để che giấu vấn đề của mình.

  • Cảm giác lo âu càng lúc càng rõ ràng khi trẻ cố gắng che giấc rối loạn này.

  • Trẻ né tránh việc nói chuyện trước đông người bởi sự lo âu sẽ càng làm cho tình trạng nói lắp tồi tệ thêm.

  • Rối loạn âm thanh lời nói: Các chuyên gia tâm lý cho rằng, trẻ gặp khó khăn trong việc diễn đạt lưu loát các dạng âm thanh và phát  sai các từ khi không còn ở độ tuổi thường hay phát âm sai.

  • Lời nói không rõ ràng, vốn thường gặp ở trẻ nhỏ, tiếp tục khi đã trên 8 tuổi.

  • Trẻ không có khả năng tạo ra những âm thanh chuẩn ngay cả khi trẻ có thể hiểu được lời nói, bởi vậy trẻ không thể khiến người khác hiểu được mình.

  • Hạn chế trong việc hiểu biết các quy tắc âm ngữ.

  • Rối loạn giao tiếp xã hội: Trẻ không thể xử lý các thông tin ngôn ngữ và thị giác đồng thời.

  • Trẻ không thể điều chỉnh ngôn ngữ cho phù hợp với tình huống, bởi vậy chuyên gia tâm lý nhận định rằng, trẻ có thể trở nên độc đoán, lấn át và cư xử không phù hợp khi nói chuyện với người lớn hay bạn bè cùng lứa.

  • Trẻ thiếu hụt các kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ chẳng hạn như chờ đến lượt mình trong cuộc hội thoại hay các hoạt động nhóm khác.

  • Trẻ không thể chào hỏi mọi người bởi trẻ có ít hoặc không có hứng thú với tương tác xã hội.

Ảnh 2: Trẻ cảm thấy lo lắng, tự ti khi giao tiếp với mọi người

Chuyên gia tâm lý khuyến cáo, những nhầm lẫn trong suy nghĩ và giao tiếp ảnh hưởng đến các tương tác thường ngày. Trẻ trở nên lo âu với sự tự tin thấp. 

  • Các dấu mốc phát triển bị trì hoãn trong thời gian trẻ học hỏi qua giao tiếp.
  • Sự cô lập xã hội xảy ra bởi trẻ không khởi động các tương tác và không thể kết bạn. Trẻ có thể trở thành mục tiêu bắt nạt.
  • Các vấn đề hành vi nổi lên khi trẻ học các kỹ năng tránh né và có thể trở nên hung dữ nếu không thể giải quyết các khó khăn trong lời nói. 

2. Nguyên nhân gây rối loạn giao tiếp

Các chuyên gia tâm lý cho rằng có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến các rối loạn giao tiếp, có thể là tự nhiên hay do một căn bệnh thần kinh. Chúng có thể do gen di truyền 20-40% trẻ mà tiền sử gia đình có người khiếm khuyết về lời nói và/hoặc ngôn ngữ sẽ hình thành rối loạn giao tiếp. Dưỡng chất trong thai kỳ có thể là một nhân tố. Các chuyên gia tâm lý cũng cho biết, rối loạn tâm thần, rối loạn phổ tự kỷ, hội chứng Down, chứng bại não và các dị tật bẩm sinh bao gồm sứt môi hay hở hàm ếch và điếc có thể hạn chế năng lực giao tiếp của một người. 

: Các dạng rối loạn giao tiếp thường gặp | Safe and Sound

Đăng ký nhận tư vấn ngay

Nhận tư vấn về sức khoẻ tinh thần từ Safe and Sound