0

Cách điều trị và phòng tránh trầm cảm ở phụ nữ | Safe and Sound

Theo bác sĩ tâm lý, nếu có thể phát hiện sớm và áp dụng đúng các biện pháp điều trị bệnh thì tình trạng trầm cảm ở phụ nữ hoàn toàn có thể khắc phục được. Với sự phát triển của y học, bệnh trầm cảm cũng được điều trị bằng nhiều biện pháp khác nhau như tâm lý trị liệu, sử dụng thuốc hoặc thay đổi lối sống. Tuỳ vào mức độ bệnh của mỗi người, bác sĩ tâm lý sẽ cân nhắc đưa ra liệu pháp phù hợp nhất.

Nguyễn Thị Hồng Hạnh | Bác sĩ - Viện tâm lý và sức khỏe tinh thần SnS

Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe Cộng đồng và Phát triển

1. Tâm lý trị liệu

Tâm lý trị liệu là một trong các biện pháp điều trị tâm lý hiệu quả và an toàn nhất hiện nay, đặc biệt là các trường hợp bệnh trầm cảm. Người bệnh sẽ được gặp gỡ và trao đổi trực tiếp đối với bác sĩ tâm lý để có thể chia sẻ và nói về các vấn đề bản thân đang gặp phải.

Các bác sĩ tâm lý sẽ khai thác nguồn gốc của bệnh và giúp cho bệnh nhân tìm ra cách khắc phục chúng hiệu quả nhất. Thông qua những buổi trị liệu, người bệnh sẽ dần nhìn nhận được các hành vi, cảm xúc, suy nghĩ sai lệch của bản thân và điều chỉnh nó tốt hơn.

Ảnh 1: Tâm lý trị liệu

Bên cạnh đó, sau quá trình trị liệu tâm lý, phụ nữ mắc trầm cảm sẽ học được cách kiểm soát và đối mặt với những vấn đề khó khăn xảy ra trong cuộc sống. Đồng thời, người bệnh sẽ cải thiện khả năng giao tiếp, giải quyết tốt các mâu thuẫn và dần tái hòa nhập với cộng đồng.

2. Sử dụng thuốc chống trầm cảm

Đối với các trường hợp trầm cảm ở phụ nữ với mức độ nặng sẽ được bác sĩ tâm lý cân nhắc kê đơn thuốc để hỗ trợ điều trị. Tuy nhiên, các loại thuốc chống trầm cảm được sử dụng hiện nay không có tác dụng điều trị tận gốc nhưng nó giúp kiểm soát và làm thuyên giảm các triệu chứng của bệnh, đồng thời hạn chế nguy cơ tự sát ở bệnh nhân.

Ảnh 2: Liệu pháp điều trị bằng thuốc

Bác sĩ tâm lý khuyến cáo, hầu hết những loại thuốc điều trị bệnh trầm cảm đều có thể gây ra một số tác dụng phụ như khô miệng, chóng mặt, choáng váng, đau đầu, mất ngủ,... Do đó, nếu được chỉ định sử dụng thuốc thì bạn cần phải tuân thủ đúng theo các hướng dẫn của bác sĩ tâm lý. Đặc biệt là các trường hợp phụ nữ đang mang thai hoặc trong giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ cần phải cân nhắc khi sử dụng thuốc.

Bệnh nhân tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về uống hoặc thay đổi liều lượng dùng thuốc nếu chưa có chỉ định của bác sĩ tâm lý. Nếu trong quá trình dùng thuốc có xuất hiện các triệu chứng bất thường thì nên thông báo ngay với bác sĩ tâm lý để được hướng dẫn cách xử lý kịp thời.

3. Thay đổi lối sống tích cực

Song song với việc áp dụng các biện pháp chuyên khoa thì các chuyên gia còn khuyến khích phụ nữ đang bị trầm cảm thay đổi thói quen sinh hoạt và lối sống của mình. Để phòng ngừa và hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị bệnh trầm cảm, bác sĩ tâm lý khuyến nghị các biện pháp bạn nên áp dụng:

  • Đảm bảo chất lượng giấc ngủ: Đối với người trưởng thành cần đảm bảo giấc ngủ đủ từ 7 đến 8 tiếng mỗi ngày, tập thói quen ngủ trước 23 giờ, nên đi ngủ và thức dậy cùng một thời điểm trong ngày. Nếu cảm thấy khó ngủ bạn có thể áp dụng các biện pháp thư giãn như ngâm chân với nước ấm, nghe nhạc, ngồi thiền, massage, đọc sách,…
  • Tập luyện thể dục thể thao: Việc tập luyện thể dục, vận động mỗi ngày sẽ giúp cho cơ thể tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ tốt cho sức khỏe tinh thần. Các nghiên cứu khoa học của bác sĩ tâm lý đã chứng minh được rằng việc tập luyện thể thao thường xuyên sẽ giúp cho cơ thể gia tăng sự sản sinh các hormone tạo hạnh phúc và giúp đẩy lùi các triệu chứng mệt mỏi, căng thẳng, áp lực mà trầm cảm gây ra. Một số bài tập có thể phù hợp cho những trường hợp trầm cảm ở phụ nữ như yoga, ngồi thiền, đi bộ, chạy bộ,…

Ảnh 3: Tập yoga mỗi ngày sẽ hỗ trợ rất tốt cho quá trình điều trị bệnh trầm cảm ở phụ nữ

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học: Theo bác sĩ tâm lý, chế độ ăn uống hàng ngày đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của mỗi con người, đặc biệt là những bệnh nhân trầm cảm. Vì thế người bệnh nên chú ý thiết lập thực đơn với đầy đủ dưỡng chất, ưu tiên các thực phẩm tốt cho não bộ. Hạn chế các món ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, các thực phẩm chế biến sẵn, đóng hộp.
  • Tuyệt đối không được uống bia rượu, các chất kích thích: Rượu bia, thuốc lá, ma túy cũng là một trong các yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc phải bệnh trầm cảm ở phụ nữ. Vì thế, trong quá trình điều trị bệnh bạn tuyệt đối không được sử dụng các chất này.
  • Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý: Hiện nay phụ nữ phải đảm nhiệm rất nhiều vai trò khác nhau, họ vừa phải làm tròn trách nhiệm trong gia đình, vừa phải lo sự nghiệp. Đôi lúc những áp lực này khiến cho họ cảm thấy mệt mỏi và không còn thời gian thư giãn, yêu thương bản thân. Bác sĩ tâm lý cho biết, hãy cố gắng sắp xếp và lên kế hoạch cụ thể cho các công việc mà mình cần phải làm để tránh việc quá sức. Nếu cảm thấy bế tắc, mệt mỏi bạn hãy tạm thời dừng công việc và thư giãn, để cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn.
  • Nhờ đến sự giúp đỡ của người thân: Trong cuộc sống, đặc biệt là những giai đoạn nhạy cảm của phụ nữ, có thể họ sẽ phải đối mặt với rất nhiều nỗi lo và buồn phiền. Vì thế nếu cảm thấy quá áp lực, bạn hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ mọi người xung quanh. Chỉ đơn giản là trò chuyện và chia sẻ cũng sẽ giúp bạn cảm thấy bớt cô đơn và thoải mái hơn rất nhiều.
: Cách điều trị và phòng tránh trầm cảm ở phụ nữ | Safe and Sound

Đăng ký nhận tư vấn ngay

Nhận tư vấn về sức khoẻ tinh thần từ Safe and Sound