Cảm giác chán nản mệt mỏi: Dấu hiệu của stress hay trầm cảm? | Safe and Sound

Nhiều người cho rằng cảm giác chán nản mệt mỏi chỉ là hệ quả tạm thời của việc làm việc quá sức hoặc thiếu ngủ. Tuy nhiên, khi những cảm xúc tiêu cực này kéo dài và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sống, chúng có thể là dấu hiệu cảnh báo về các vấn đề tâm lý sâu xa hơn, đặc biệt là stress hoặc trầm cảm. Vậy làm sao để phân biệt được hai trạng thái này? Khi nào nên tìm đến chuyên gia tâm lý để được hỗ trợ?

Ngô Thị Sáng | Thạc sĩ Tâm lý giáo dục học – Ứng dụng chăm sóc sức khỏe tinh thần  Safe and Sound

Viện Ứng Dụng Công Nghệ Y Tế

1. Hiểu đúng về cảm giác chán nản mệt mỏi

Ảnh 1: Hiểu đúng về cảm giác chán nản mệt mỏi

“Chán nản” và “mệt mỏi” thường đi liền với nhau, khiến người trải qua có cảm giác nặng nề về cả thể chất lẫn tinh thần. Các chuyên gia tâm lý cho biết, một người chán nản mệt mỏi có thể cảm thấy:

  • Mất động lực làm việc hoặc học tập
  • Khó tập trung, hay quên
  • Không hứng thú với những việc từng khiến mình vui vẻ
  • Mệt mỏi kéo dài dù đã nghỉ ngơi
  • Dễ cáu gắt hoặc buồn bã vô cớ

Nếu những trạng thái này chỉ diễn ra ngắn hạn, sau một giai đoạn căng thẳng tâm lý, thì có thể bạn chỉ đang bị stress. Nhưng nếu cảm giác chán nản mệt mỏi xuất hiện liên tục, kéo dài trên hai tuần và ảnh hưởng đến công việc, học tập, các mối quan hệ… thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo trầm cảm.

2. Điểm giống và khác nhau giữa stress và trầm cảm

Trong cuộc sống hiện đại, không khó để bắt gặp những người thường xuyên than phiền rằng họ “quá mệt mỏi”, “căng như dây đàn” hay “không muốn làm gì nữa cả”. Theo các chuyên gia tâm lý, những biểu hiện đó có thể xuất phát từ stress, nhưng cũng có thể là khởi nguồn hoặc triệu chứng của trầm cảm. Để phân biệt rõ hai khái niệm này, chúng ta cần hiểu sâu hơn về bản chất của từng trạng thái và cách chúng ảnh hưởng đến cảm xúc cũng như tâm lý con người.

1. Stress là gì?

Ảnh 2: Stress là gì?

Stress là phản ứng sinh lý và tâm lý của cơ thể trước những áp lực, yêu cầu hoặc thay đổi đột ngột từ môi trường sống: có thể đến từ công việc, học hành, tài chính, các mối quan hệ hoặc thậm chí từ chính kỳ vọng bản thân. Nó giống như một cơ chế “báo động” giúp con người thích nghi, chuẩn bị hành động và phản ứng lại với nguy cơ hoặc thử thách.

Ví dụ: bạn có thể cảm thấy stress khi sắp bước vào kỳ thi quan trọng, khi bị sếp nhắc nhở vì trễ deadline, hay khi phải đối mặt với những mâu thuẫn kéo dài trong gia đình.

Mức độ stress nhẹ có thể mang lại lợi ích, nó giúp bạn tăng cường sự tập trung, làm việc hiệu quả hơn và hoàn thành nhiệm vụ đúng hạn. Tuy nhiên, nếu stress kéo dài trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần mà không được xử lý hoặc giải tỏa, nó bắt đầu gây ra những tổn thương lên cả thể chất lẫn tinh thần.

Những dấu hiệu điển hình của stress bao gồm:

  • Đau đầu kéo dài, cảm giác mệt mỏi toàn thân: Cơ bắp có thể căng cứng, nhất là vùng cổ và vai, đau lưng hoặc nhức đầu âm ỉ.
  • Rối loạn giấc ngủ: Khó ngủ, ngủ không sâu hoặc thường xuyên tỉnh giấc giữa đêm. Dù ngủ đủ giờ nhưng vẫn cảm thấy không được nghỉ ngơi.
  • Thay đổi trong ăn uống: Có người ăn quá nhiều để giải tỏa tâm trạng (ăn theo cảm xúc), trong khi người khác lại có tâm lý chán ăn hoàn toàn.
  • Phản ứng cảm xúc dữ dội: Dễ cáu gắt, nóng nảy hay khóc vô cớ, mất bình tĩnh trong các tình huống thông thường.
  • Cảm giác bồn chồn, lo lắng liên tục: Không thể thư giãn hoặc nghỉ ngơi thật sự vì đầu óc luôn quay cuồng với hàng loạt lo âu.
  • Triệu chứng về tim mạch và tiêu hóa: Nhịp tim nhanh, tức ngực, đau dạ dày, tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài cũng là dấu hiệu của stress mạn tính.

Nếu bạn cảm thấy stress thường xuyên và không có cách nào “hạ nhiệt” tâm trạng, nó sẽ trở thành một yếu tố nguy cơ lớn cho các vấn đề tâm lý nghiêm trọng hơn, bao gồm cả trầm cảm.

2. Trầm cảm là gì?

Ảnh 3: Trầm cảm là gì?

Trầm cảm (Depression) không phải là một trạng thái tạm thời của cảm xúc mà là một rối loạn tâm lý có tính chất lâm sàng, ảnh hưởng mạnh mẽ đến cách bạn cảm nhận về bản thân, thế giới xung quanh và khả năng đối phó với cuộc sống thường ngày.

Trầm cảm không chỉ đơn giản là cảm thấy buồn bã – nó là cảm giác trống rỗng, tuyệt vọng, mất hết năng lượng sống, có thể kéo dài nhiều tuần, nhiều tháng, thậm chí nhiều năm nếu không được điều trị.

Điều đặc biệt nguy hiểm là trầm cảm có thể khởi phát rất âm thầm. Ban đầu, bạn chỉ cảm thấy hơi mệt, mất động lực, không muốn giao tiếp. Nhưng dần dần, bạn bắt đầu cảm thấy vô nghĩa, mất đi khả năng cảm nhận niềm vui, và tệ hơn là bạn nghĩ rằng cuộc sống không còn điều gì để hy vọng.

Các triệu chứng thường gặp của trầm cảm bao gồm:

  • Cảm giác buồn bã sâu sắc và kéo dài: Không có lý do rõ ràng nhưng bạn luôn cảm thấy tâm lý tồi tệ, có thể kèm theo khóc lóc, mất niềm tin vào bản thân và cuộc sống.
  • Mất hứng thú với mọi thứ: Những điều từng khiến bạn vui như âm nhạc, sách, thể thao, bạn bè… giờ không còn mang lại cảm giác gì nữa.
  • Rối loạn giấc ngủ nghiêm trọng: Một số người trầm cảm không ngủ được suốt nhiều đêm, trong khi người khác ngủ rất nhiều nhưng vẫn cảm thấy kiệt sức.
  • Thay đổi lớn trong khẩu vị và cân nặng: Bạn có thể giảm cân nhanh chóng do chán ăn, hoặc tăng cân vì ăn uống không kiểm soát.
  • Cảm giác vô dụng, tội lỗi, tự ti: Bạn có tâm lý cảm thấy mình là gánh nặng, thất bại, không xứng đáng với tình yêu thương.
  • Mất khả năng tập trung, suy nghĩ chậm: Mọi việc trở nên khó khăn, ngay cả những nhiệm vụ đơn giản nhất cũng khiến bạn cảm thấy quá sức.
  • Có ý nghĩ về cái chết hoặc tự sát: Đây là triệu chứng nghiêm trọng nhất, cần can thiệp y tế và hỗ trợ khẩn cấp từ chuyên gia tâm lý và bác sĩ tâm thần.

3. Làm sao để phân biệt bạn đang bị stress hay trầm cảm

Các chuyên gia tâm lý chia sẻ, việc phân biệt giữa bị stress và trầm cảm đôi khi không dễ dàng, bởi chúng có nhiều biểu hiện tương đồng như: chán nản mệt mỏi, thay đổi cảm xúc, khó tập trung. Tuy nhiên, có một số điểm có thể giúp bạn nhận diện:

 

Triệu chứng

Stress

Trầm cảm

Thời gian kéo dài

Thường ngắn hạn

Kéo dài ít nhất 2 tuần hoặc hơn

Nguyên nhân

Thường rõ ràng (áp lực công việc, mâu thuẫn…)

Có thể không rõ nguyên nhân

Cảm xúc chính

Lo lắng, căng thẳng

Buồn bã, trống rỗng, tuyệt vọng

Khả năng hoạt động

Có thể vẫn hoạt động bình thường nếu cố gắng

Gặp khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày

Mong muốn sống

Không bị ảnh hưởng nhiều

Có thể có ý nghĩ về cái chết hoặc tự tử

Nếu bạn nhận thấy mình cần sự hỗ trợ từ chuyên gia tâm lý hay bác sĩ tâm thần, hãy bắt đầu bằng cách tìm kiếm một trung tâm hoặc dịch vụ tư vấn tâm lý đáng tin cậy. Bạn có thể lựa chọn tư vấn trực tiếp hoặc tư vấn online, tùy vào điều kiện và mức độ thoải mái của mình. Quan trọng nhất, hãy cởi mở trong việc chia sẻ và đón nhận những hướng dẫn từ chuyên gia. 

Với sự phối hợp giữa Bác sĩ tâm thần -  Chuyên gia tâm lý và ứng dụng Công nghệ trong chăm sóc sức khỏe tinh thần, dịch vụ tư vấn/tham vấn Safe and Sound tự hào tiên phong hỗ trợ bạn  “Tự phát hiện sớm - Sơ cứu cảm xúc tức thời - Hỗ trợ đồng hành dài hạn”

Nếu bạn nghi ngờ mình gặp vấn đề tâm lý, hoặc muốn biết thêm thông tin về dịch vụ tham vấn - tư vấn tâm lý, bạn có thể liên hệ tới HOTLINE 0964 778 911 (Điện thoại/Zalo, 24/7) để được giải đáp và hỗ trợ trong thời gian sớm nhất! 

CÁCH THỨC ĐẶT LỊCH HẸN tham vấn/tư vấn trực tuyến hoặc trực tiếp với chuyên gia

  • Tại Fanpage Bác sĩ tâm lý SNS
  • Hoặc tải và đặt lịch tham vấn trên ứng dụng Safe and Sound để quản lý và theo dõi lịch mọi lúc, mọi nơi

Safe and Sound thuộc Viện Ứng dụng Công nghệ Y tế (IMT)

Xem thêm:

Chán nản mệt mỏi kéo dài có nguy hiểm không? Khi nào cần gặp chuyên gia tâm lý?

Dấu hiệu và cách điều trị rối loạn lo âu dưới sự hỗ trợ của chuyên gia tâm lý

Trầm cảm là gì? Biểu hiện trầm cảm, trầm cảm có chữa được không?

: Cảm giác chán nản mệt mỏi: Dấu hiệu của stress hay trầm cảm? | Safe and Sound

Đăng ký nhận tư vấn ngay

Nhận tư vấn về sức khoẻ tinh thần từ Safe and Sound