0

Căng thẳng kéo dài có nguy hiểm không? | Safe and Sound

Căng thẳng mệt mỏi thường xảy ra do những áp lực trong học tập, công việc hay khúc mắc với gia đình, bạn đời,... Nếu tình trạng này kéo dài thì có ảnh hưởng đến sức khoẻ không? Cùng chuyên gia tâm lý của Safe and Sound tìm hiểu chủ đề này nhé!

Nguyễn Thị Hồng Hạnh | Bác sĩ - Viện tâm lý và sức khỏe tinh thần SnS

Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe Cộng đồng và Phát triển

1. Nguyên nhân gây căng thẳng, mệt mỏi kéo dài

1.1. Do áp lực cuộc sống

Theo chuyên gia tâm lý, căng thẳng là tình trạng cơ thể có sự thay đổi về mặt tâm sinh lý để đối mặt với những áp lực trong cuộc sống. Sự thay đổi này tạo ra động lực để bản thân vượt qua thử thách. Tuy nhiên nếu áp lực cuộc sống kéo dài, căng thẳng có thể diễn ra trong nhiều tháng.

Áp lực cuộc sống có thể bắt nguồn từ những vấn đề như tài chính, khối lượng công việc quá nhiều, dành nhiều thời gian chăm sóc gia đình, không có thời gian nghỉ ngơi, thiếu ngủ hay thậm chí là những phiền toái không đáng kể như xích mích với đồng nghiệp, xe cộ, máy móc hay hư hỏng,… Những sự kiện này xảy ra thường xuyên khiến cơ thể luôn trong trạng thái căng thẳng và mệt mỏi.

1.2. Biểu hiện thực thể

Chuyên gia tâm lý cho biết, căng thẳng và mệt mỏi kéo dài có thể là biểu hiện của các rối loạn thực thể. Các bệnh này làm giảm lưu lượng máu lên não, dẫn đến ức chế hệ thần kinh trung ương, gia tăng tình trạng mệt mỏi, căng thẳng.

  • Thiếu máu: Thiếu máu là tình trạng khá phổ biến, gặp nhiều ở nữ giới trưởng thành và trung niên. Tình trạng này kéo dài làm giảm ngưỡng chịu đựng stress của cơ thể dẫn đến trạng thái dễ căng thẳng, mệt mỏi và khó tập trung khi làm việc.
  • Suy nhược cơ thể: Theo chuyên gia tâm lý, suy nhược cơ thể là hội chứng đặc trưng bởi sự mệt mỏi và căng thẳng kéo dài trong ít nhất 6 tháng. Bệnh thường gặp ở những người ăn uống thiếu chất và lao động quá mức dẫn đến suy nhược tất cả các cơ quan trong cơ thể.

Ảnh 1: Nếu lưu lượng máu lên não giảm, nguy cơ gia tăng tình trạng căng thẳng, mệt mỏi

  • Rối loạn tiền đình: Là một trong những nguyên nhân gây căng thẳng, mệt mỏi kéo dài. Tình trạng này xảy ra khi chức năng của tiền đình bị rối loạn, từ đó gây chóng mặt, mệt mỏi, uể oải, giảm trí nhớ và khó tập trung.
  • Tiểu đường: Người mắc bệnh tiểu đường thường gây căng thẳng, lo âu,,… Chuyên gia tâm lý khuyến cáo, nguyên nhân là do sự tác động lên mạch máu dẫn đến giảm lưu lượng máu tuần hoàn lên não bộ. Từ đó khiến não bộ không được nuôi dưỡng thường xuyên, dễ rơi vào trạng thái uể oải, căng thẳng và mệt mỏi quá mức.
  • Rối loạn tuyến giáp: Tuyến giáp là tuyến nội tiết lớn nhất cơ thể với chức năng kiểm soát quá trình trao đổi chất và chi phối hoạt động của nhiều cơ quan quan trọng. Khi nồng độ tuyến giáp mất cân bằng, cơ thể sẽ rơi vào tình trạng căng thẳng, tinh thần uể oải, mệt mỏi.

1.3. Các vấn đề tâm lý

Tình trạng căng thẳng kéo dài sẽ khiến con người dễ xúc động, ức chế, dù chỉ là những việc nhỏ nhất cũng sẽ lo âu một cách vô cớ. Theo chuyên gia tâm lý, người bệnh mắc hội chứng này thường sẽ có những bất ổn trong tâm lý như:

Ảnh 2: Trầm cảm, rối loạn lo âu là những bệnh lý gây ra tình trạng căng thẳng, mệt mỏi

  • Rối loạn lo âu: Căng thẳng, mệt mỏi và lo âu quá mức, kéo dài là triệu chứng điển hình của rối loạn lo âu. Nếu không được chuyên gia tâm lý điều trị, mức độ lo âu và căng thẳng sẽ tăng dần theo thời gian khiến bệnh nhân mệt mỏi, uể oải và ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống.
  • Trầm cảm: Theo chuyên gia tâm lý, căng thẳng mệt mỏi cũng có thể là biểu hiện của trầm cảm. Bệnh lý này đặc trưng bởi sự buồn bã quá mức, không rõ nguyên do kèm theo tình trạng giảm năng lượng, cơ thể mệt mỏi và uể oải. Họ luôn cảm thấy bi quan, tiêu cực về tương lai, chính vì vậy bệnh nhân thường rơi vào trạng thái căng thẳng quá độ, phiền muộn và chán nản.
  • Một số dạng rối loạn nhân cách: Trong một số ít trường hợp, chuyên gia tâm lý nhấn mạnh, căng thẳng, mệt mỏi kéo dài cũng có thể là dấu hiệu của chứng rối loạn nhân cách. Người mắc chứng rối loạn nhân cách hoang tưởng, bệnh ái kỷ và rối loạn nhân cách ranh giới rất dễ bị căng thẳng do tư duy, suy nghĩ lệch lạc. Từ đó, khiến người bệnh dễ rơi vào trạng thái căng thẳng, mệt mỏi và buồn chán.

2. Những tác động của tình trạng căng thẳng, mệt mỏi kéo dài

Theo chuyên gia tâm lý, căng thẳng mệt mỏi gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khoẻ và chất lượng cuộc sống. Những hệ luỵ mà chứng căng thẳng, mệt mỏi để lại có thể sẽ biến chứng thành các bệnh lý nguy hiểm và trầm trọng nhất là tử vong.

Ảnh 3: Mệt mỏi, căng thẳng kéo dài gây suy giảm trí nhớ, giảm khả năng tập trung

  • Suy giảm trí nhớ, giảm khả năng tập trung tác động đến hiệu suất công việc và học tập.
  • Gia tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe khác như rối loạn tiền đình, mất ngủ, rối loạn tiêu hóa,…
  • Làm nghiêm trọng các chứng bệnh sẵn có như tiểu đường, trầm cảm, rối loạn lo âu,…
  • Căng thẳng mệt mỏi ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe sinh lý. Chuyên gia tâm lý cho biết, nữ giới bị căng thẳng kéo dài thường gặp phải tình trạng rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh, khó thụ thai, giảm ham muốn. Nam giới thường bị xuất tinh sớm, rối loạn cương dương…
  • Căng thẳng mệt mỏi kéo dài cũng gia tăng nguy cơ mắc các chứng rối loạn tâm lý như rối loạn lo âu, trầm cảm,... Chuyên gia tâm lý khuyến cáo, nếu căng thẳng không được kiểm soát sẽ làm bệnh diễn biến trầm trọng hơn và gây ra những tình huống đáng tiếc như tự sát, có hành vi tự hủy hoại bản thân.
: Căng thẳng kéo dài có nguy hiểm không? | Safe and Sound

Đăng ký nhận tư vấn ngay

Nhận tư vấn về sức khoẻ tinh thần từ Safe and Sound