Chứng cuồng phóng hỏa là gì? | Safe and Sound

Chuyên gia tâm lý cho biết, những người mắc chứng cuồng phóng hỏa thường không thể cưỡng lại ham muốn đốt một thứ gì đó và bản thân họ có thể tham gia vào các hoạt động khác liên quan đến lửa, có cảm giác thỏa mãn hoặc giải tỏa được căng thẳng/lo âu trong người khi đốt được một thứ gì đó.

Nguyễn Thị Hồng Hạnh | Bác sĩ - Viện tâm lý và sức khỏe tinh thần SnS

Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe Cộng đồng và Phát triển

1. Định nghĩa chứng cuồng phóng hỏa 

Chứng cuồng phóng hỏa (Pyromania) còn được biết đến với tên gọi phóng hỏa, là một khao khát ám ảnh muốn đốt lửa. Nó có thể là một vấn đề mãn tính (lâu dài), hoặc chỉ giới hạn trong một vài lần trong quãng thời gian căng thẳng bất thường. Theo chuyên gia tâm lý, một người mắc chứng cuồng phóng hỏa hết sức hứng thú với việc tạo ra lửa và các tình huống có liên quan đến lửa, cũng như chứng kiến hay giúp đỡ dọn dẹp sau khi hỏa hoạn đã xảy ra.

Tình trạng này có thể xảy ra trong giai đoạn căng thẳng hoặc kéo dài mãn tính, gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống cá nhân và xã hội của ngư ời bệnh. Phát hiện và can thiệp kịp thời thông qua hỗ trợ tâm lý chuyên nghiệp là điều cần thiết để kiểm soát và điều trị chứng rối loạn này.

2. Triệu chứng phóng hoả

Chung-cuong-phong-hoa-thuong-co-lien-quan-voi-nhung-benh-ly-tam-than-khac-safe-and-soundNgười bệnh mắc chứng cuồng phóng hỏa có khao khát ám ảnh muốn đốt lửa

Theo chuyên gia tâm lý, chứng cuồng phóng hỏa có thể ảnh hưởng lên cả thanh thiếu niên và người trưởng thành. Mặc dù cả nam và nữ đều có thể xuất hiện bệnh lý này nhưng thường nó phổ biến ở nam giới, đặc biệt là ở những người mắc các khiếm khuyết học tập và thiếu hụt kỹ năng xã hội. 

Các chuyên gia tâm lý cho biết, các triệu chứng của bệnh bao gồm:

  • Sự ám ảnh và thôi thúc mạnh mẽ: Người bệnh cảm thấy khao khát không kiểm soát được việc tạo ra lửa hoặc chứng kiến lửa, dẫn đến cảm giác căng thẳng trước hành vi phóng hỏa.
  • Sự thích thú khi đốt lửa: Người mắc chứng này thường có sự thỏa mãn, hưng phấn hoặc tâm lý nhẹ nhõm sau khi thực hiện hành vi.
  • Hứng thú với lửa: Quan tâm đặc biệt đến lửa, các công cụ tạo lửa và tình huống liên quan như hỏa hoạn hoặc cứu hỏa.
  • Hành vi không vì mục đích cụ thể: Phóng hỏa không nhằm mục đích tài chính, trả thù, hoặc bộc phát trong trạng thái loạn thần.

Các chuyên gia tâm lý cho biết, dấu hiệu của chứng cuồng phóng hỏa bao gồm sự xuất hiện của diêm, bật lửa, các lỗ cháy xém trên vải, thảm, các mảnh giấy bị cháy, các vật liệu bắt lửa khác trong thùng rác hoặc gần bồn rửa hay bếp/lò. Chuyên gia tâm lý cho rằng, một người mắc chứng cuồng phóng hỏa có thể bị ám ảnh với lửa và cả công tác cứu hỏa, thường xuyên ghé vào các cơ quan phòng cháy chữa cháy, quan sát lửa cháy, có khi họ còn giúp đỡ hỗ trợ công tác cứu hỏa và thậm chí tạo báo cháy giả.

3. Nguyên nhân chứng cuồng phóng hỏa

Mặc dù nguyên nhân chính xác của bệnh vẫn chưa được chuyên gia tâm lý xác định nhưng chứng cuồng phóng hỏa thường có liên quan với những bệnh lý tâm thần khác như rối loạn khí sắc, những vấn đề trong kiểm soát ham muốn, hoặc lạm dụng ma túy. Người bệnh đốt để giải tỏa những căng thẳng hình thành trong con người họ; không hẳn là một hành vi cố tình phạm tội, cũng không phải để trả thù hay để đạt được thứ gì đó cho bản thân dưới bất kỳ hình thức nào. Vì là một chứng bệnh hiếm gặp nên hiện vẫn có khá ít nghiên cứu được chuyên gia tâm lý thực hiện nhằm đào sâu căn nguyên của chứng bệnh này. Một số nghiên cứu đã liên kết chứng cuồng phóng hỏa và những rối loạn kiểm soát ham muốn khác với chứng nghiện hành vi và cho rằng chúng có nguồn gốc sâu xa do di truyền.

Nguoi-benh-mac-chung-cuong-phong-hoa-co-khao-khat-am-anh-muon-dot-lua-safe-and-sound

Chứng cuồng phóng hỏa thường có liên quan với những bệnh lý tâm thần khác

Ở trẻ em và thanh thiếu niên, việc phóng hoả có thể là một tiếng kêu cầu cứu hoặc như một phần của dạng thức gây gổ lớn hơn. Thanh thiếu niên có thể bị tác động bởi những người lớn có thái độ chống đối xã hội sống trong cộng đồng của mình. Theo chuyên gia tâm lý, một vài em được chẩn đoán mắc các rối loạn loạn thần hay hoang tưởng và những em khác có thể có vấn đề suy giảm nhận thức.

Ở người lớn, chứng cuồng phóng hỏa vẫn được cho là có mối liên hệ đến các triệu chứng bao gồm tâm trạng trầm cảm, suy nghĩ tự tử và các mối quan hệ liên cá nhân không tốt. Nó thường gắn liền với các vấn đề tâm lý như rối loạn ám ảnh cưỡng chế. 

4. Điều trị chứng cuồng phóng hỏa

Chứng cuồng phóng hỏa có khởi nguồn từ thời thơ ấu thường sẽ tiếp diễn vào giai đoạn trưởng thành và không tự chấm dứt hay chấm dứt do bất cứ một hình thức trừng phạt nào. Liệu pháp tâm lý nhận thức – hành vi là một trong những biện pháp có thể được áp dụng để điều trị chứng bệnh này. Người bệnh được học các kỹ năng giao tiếp, giải quyết vấn đề, kỹ năng kiểm soát cơn giận, huấn luyện thay thế sự gây gổ và tái cấu trúc nhận thức; trị liệu tâm lý tập trung vào sự thấu hiểu và mang tính chất lâu dài cho người lớn.

- Liệu pháp nhận thức – hành vi (CBT): Đây là phương pháp chính được áp dụng, giúp người bệnh học cách quản lý cảm xúc và hành vi. Liệu pháp tâm lý này bao gồm:

  • Huấn luyện kỹ năng giao tiếp: Giúp người bệnh diễn đạt cảm xúc, nhu cầu mà không dùng đến hành vi phóng hỏa.
  • Kiểm soát cơn giận: Học cách nhận diện và kiểm soát những xung động tiêu cực, thường là nguyên nhân khởi phát hành vi.
  • Giải quyết vấn đề: Hướng dẫn người bệnh phân tích tình huống và chọn giải pháp thay thế tích cực, thay vì tạo ra hành vi gây hại.

- Liệu pháp tái cấu trúc nhận thức: Giúp người bệnh thay đổi suy nghĩ méo mó, nhận ra những niềm tin không hợp lý dẫn đến việc thích đốt lửa.

- Trị liệu tâm lý cá nhân và nhóm:

  • Với trẻ em, trị liệu tập trung vào nhận diện cảm xúc, giáo dục cảm xúc, và hỗ trợ cha mẹ cách ứng phó với hành vi của trẻ.
  • Với người lớn, liệu pháp đào sâu vào gốc rễ vấn đề, như chấn thương tâm lý, để mang đến sự thấu hiểu và chuyển hóa tích cực.

- Can thiệp giáo dục: Các chuyên gia tâm lý cho biết, những bài học về tác hại của hỏa hoạn có thể được tích hợp để tăng nhận thức và trách nhiệm xã hội cho người bệnh.

Việc điều trị chứng cuồng phóng hỏa cần có sự hỗ trợ chuyên môn liên tục bởi chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm lyd và tạo môi trường an toàn để người bệnh rèn luyện các kỹ năng mới, hạn chế tái phát hành vi.

Với sự phối hợp giữa Bác sĩ tâm thần -  Chuyên gia tâm lý và ứng dụng Công nghệ trong chăm sóc sức khỏe tinh thần, dịch vụ tư vấn/tham vấn Safe and Sound tự hào tiên phong hỗ trợ bạn  “Tự phát hiện sớm - Sơ cứu cảm xúc tức thời - Hỗ trợ đồng hành dài hạn”

Nếu bạn nghi ngờ mình gặp vấn đề tâm lý, hoặc muốn biết thêm thông tin về dịch vụ tham vấn - tư vấn tâm lý, bạn có thể liên hệ tới HOTLINE 0964 778 911 (Điện thoại/Zalo, 24/7) để được giải đáp và hỗ trợ trong thời gian sớm nhất! 

CÁCH THỨC ĐẶT LỊCH HẸN tham vấn/tư vấn trực tuyến hoặc trực tiếp với chuyên gia

Safe and Sound thuộc Viện Ứng dụng Công nghệ Y tế (IMT)

Xem thêm:

Hội chứng ăn cắp vặt là gì?

Dấu hiệu nhận biết rối loạn cờ bạc

Làm thế nào để làm dịu những cơn lo âu về đêm?

: Chứng cuồng phóng hỏa là gì? | Safe and Sound

Đăng ký nhận tư vấn ngay

Nhận tư vấn về sức khoẻ tinh thần từ Safe and Sound