0

Chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm thần: Sự khác nhau như thế nào? | Safe and Sound

Hiện nay, sức khỏe tinh thần đang dần trở thành mối quan tâm của mọi người. Những câu chuyện về sự lo lắng, bất an trong cảm xúc và suy nghĩ khiến việc đi khám tâm lý dần trở nên phổ biến hơn. Nhưng khi đó, chúng ta nên tìm tới bác sĩ tâm thần hay chuyên gia tâm lý, giữa họ có sự khác nhau như thế nào?

Nguyễn Thị Hồng Hạnh | Bác sĩ - Viện tâm lý và sức khỏe tinh thần SnS

Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe Cộng đồng và Phát triển

1.   Sự giống nhau giữa chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm thần

Có những giai đoạn mà mọi thứ trở nên khó khăn đối với chúng ta và chúng ta thường tìm kiếm ai đó để chia sẻ các vấn đề của mình và tìm ra cách giải quyết. Những người đầu tiên mà chúng ta tìm đến là những người chúng ta thân thiết. Tuy nhiên, khi mọi thứ trở nên không thể kiểm soát được, chúng ta sẽ tìm đến những sự trợ giúp chuyên nghiệp. Đó là những chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm thần,... Tuy nhiên, bác sĩ tâm thần và chuyên gia tâm lý có điểm gì giống và khác nhau.

Tâm lý học và tâm thần học là hai lĩnh vực cực kỳ quan trọng và cần thiết trong việc nghiên cứu và phát triển các phương pháp điều trị nhằm cải thiện sức khỏe tinh thần cho con người. Cả hai lĩnh vực đều hướng đến một mục tiêu chung là giúp đỡ con người vươn đến cuộc sống khỏe mạnh hơn.

2.   Chuyên gia tâm lý là gì?

Chuyên gia tâm lý (psychologist) là những người được đào tạo từ các trường đại học hoặc cao đẳng có ngành tâm lý học. Các chuyên gia tâm lý nghiên cứu cách mọi người suy nghĩ, ứng xử và tương tác với người khác. Những chuyên gia này có thể vừa áp dụng kiến thức của họ khi làm việc với khách hàng vừa bổ sung những kiến thức về tâm lý con người. Sự khác biệt giữa các chuyên gia tâm lý và các chuyên gia khác trong lĩnh vực này là họ thường không được đào tạo về y tế. Do vậy, các chuyên gia tâm lý không có quyền kê đơn thuốc.

 

Ảnh 1: Chuyên gia tâm lý tìm hiểu cách mọi người suy nghĩ, ứng xử và tương tác với người khác

Chuyên gia tâm lý giúp bệnh nhân giải phóng các suy nghĩ hoặc sang chấn gây tổn thương đến tinh thần. Mục đích của việc trị liệu là giúp bệnh nhân đạt tới trạng thái tinh thần ổn định. Bên cạnh đó, tâm lý trị liệu không điều trị triệu chứng mà chủ yếu nhằm vào căn nguyên của các vấn đề gây ra triệu chứng đó.

Phương pháp điều trị chính của chuyên gia tâm lý là tham vấn tâm lý thông qua liệu pháp trò chuyện cá nhân, liệu pháp gia đình, trị liệu nhóm,...

3.   Bác sĩ tâm thần là gì?

Bác sĩ tâm thần (psychiatrist) theo học ngành bác sĩ đa khoa, với chuyên ngành sâu là tâm thần. Bác sĩ tâm thần tham gia vào việc phòng ngừa, chẩn đoán và điều trị các rối loạn tâm thần, hành vi và cảm xúc. Vì họ có trình độ y khoa nên họ có quyền kê đơn thuốc cho bệnh nhân điều trị.

Bác sĩ tâm thần đưa ra chẩn đoán nhằm xác định nguyên nhân gây ra triệu chứng đó, thông qua đó đề ra phác đồ điều trị phù hợp nhằm giúp bệnh nhân sớm lấy lại tinh thần ổn định. Phương pháp điều trị chủ yếu là dùng thuốc, sốc điện hoặc chỉ định điều trị nội trú trong bệnh viện tâm thần.

Ảnh 2: Bác sĩ tâm thần là sự lựa chọn của nhiều bệnh nhân mắc bệnh ở mức độ nặng

Phương pháp điều trị chính của bác sĩ tâm thần là kiểm tra sức khoẻ tổng thể bao gồm thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng, sử dụng thuốc và các liệu pháp tâm lý. Trị liệu trên cơ sở hoá dược kết hợp với nhiều phương pháp điều trị khác dựa vào triệu chứng của từng bệnh nhân.

: Chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm thần: Sự khác nhau như thế nào? | Safe and Sound

Đăng ký nhận tư vấn ngay

Nhận tư vấn về sức khoẻ tinh thần từ Safe and Sound