0

Đối phó với sự cô đơn từ mạng xã hội | Safe and Sound

Sử dụng mạng xã hội thường xuyên và trong thời gian dài có hại cho tâm lý và sức khỏe tâm thần. Các rối loạn tâm lý và vấn đề về điều tiết cảm xúc phổ biến ở người lạm dụng mạng xã hội. Cảm giác cô đơn là một trong các vấn đề đó.

Vi Nguyễn Duy Minh | Chuyên viên - Viện tâm lý và sức khỏe tinh thần SnS

Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe Cộng đồng và Phát triển

1. Các vấn đề tâm lý và sức khỏe tâm thần do lạm dụng mạng xã hội

Lạm dụng hay nghiện mạng xã hội ảnh hưởng nghiêm trọng tới tâm lý và sức khỏe tâm thần. Trong đó, người trẻ là đối tượng dễ tổn thương vì đây là nhóm người thường sử dụng mạng xã hội với tần suất cao và thời gian dài. Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra, lướt web từ 1 tiếng/ngày làm tăng tần suất và mức độ nghiêm trọng của cảm giác cô đơn. Kết quả này trái ngược hẳn với mục đích của mạng xã hội là kết nối mọi người với nhau. Lý giải cho điều này, các tương tác trên mạng xã hội chỉ là tương tác ảo. Càng tương tác nhiều, “khoảng trống cô đơn” càng lớn. Thay vì tìm kiếm hỗ trợ từ những người xung quanh, người nghiện mạng xã hội khỏa lấp khoảng trống này bằng cách dành nhiều thời gian hơn cho mạng xã hội.

Ngoài ra, mạng xã hội còn tạo điều kiện cho tâm lý tự ti, so sánh. Đã bao giờ bạn đọc tin tức về một dòng điện thoại mới ra mắt và xem được hình bạn bè chụp cùng chiếc điện thoại đó trên newsfeed? Bạn có muốn sắm ngay cho mình (dù phải vay mượn)? Hay bức ảnh đồng nghiệp hạnh phúc trong chuyến du lịch nước ngoài? Bạn có ghen tị không? Nếu có, bạn vừa trở thành “nạn nhân” của FOMO (hội chứng sợ bỏ lỡ) rồi đó, hãy cảnh giác nhé!

Ảnh 1: Mạng xã hội gây ra tâm lý tự ti

2. Đối phó sự cô đơn từ mạng xã hội

Dưới đây là một số gợi ý giúp bạn đối phó với sự cô đơn trong thời đại công nghệ và mạng xã hội:

  • Cân nhắc thời gian và mục đích sử dụng: Không thể phủ nhận mạng xã hội thay đổi đáng kể cách con người giao tiếp theo hướng tích cực. Giờ đây, thời gian hay khoảng cách địa lý không còn là rào cản trong giao tiếp. Đôi khi, sẽ là cần thiết để đánh giá mục đích và thời gian chúng ta sử dụng mạng xã hội đã hợp lý chưa. Điều này không chỉ giúp tận dụng tối đa nó mang lại, mà còn hạn chế các vấn đề tâm lý và sức khỏe tâm thần mà công nghệ mang lại, cũng như cho chúng ta cơ hội để tương tác nhiều hơn với những người thân yêu.
  • Tận dụng các môi trường tích cực trên mạng xã hội: Mạng xã hội có thể được sử dụng hiệu quả cho mục đích phát triển bản thân hoặc đóng góp cho cộng đồng. Một số gợi ý bao gồm các nhóm về những người có chung sở thích, các nhóm tình nguyện...
  • Chủ động chăm sóc tâm lý và sức khỏe tâm thần: Chăm sóc sức khỏe tâm thần bao gồm duy trì một lối sống và giải trí lành mạnh. Lối sống lành mạnh (thực đơn đủ dinh dưỡng, sinh hoạt điều độ, nghỉ ngơi hợp lý) không chỉ nâng cao thể chất mà còn tác động tích cực tới tâm lý. Ngoài ra, chúng ta cần lắng nghe cơ thể để biết khi nào sức khỏe tâm thần đang có vấn đề, từ đó tìm kiếm sự hỗ trợ kịp thời.

Ảnh 2: Chế độ ăn tác động đáng kể tới tâm lý

: Đối phó với sự cô đơn từ mạng xã hội | Safe and Sound

Đăng ký nhận tư vấn ngay

Nhận tư vấn về sức khoẻ tinh thần từ Safe and Sound