Giỏ hàng của bạn trống!
Nguyên nhân mất ngủ - dấu hiệu của bệnh gì? | Safe and Sound
Ngủ ngon là yếu tố quan trọng giúp cơ thể phục hồi và duy trì sức khỏe theo các chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm lý. Tuy nhiên, không phải lúc nào chúng ta cũng có được một giấc ngủ sâu và thoải mái. Mất ngủ kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe hàng ngày, mà còn có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác.
Ngô Thị Sáng | Thạc sĩ Giáo dục học – Viện tâm lý và sức khoẻ tinh thần SnS
Trung tâm Nghiên cứu Sức khoẻ Cộng đồng và Phát triển
1. Nguyên nhân mất ngủ có thể dẫn tới từ đâu?
Theo các chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm lý, chứng mất ngủ có thể do một trong số các nguyên nhân sau:
- Áp lực tinh thần: Cuộc sống hiện đại đầy áp lực và căng thẳng có thể là một nguyên nhân chính gây ra chứng mất ngủ, khiến bạn không ngủ ngon. Lo lắng về công việc, tài chính, mối quan hệ và những lo âu về tương lai có thể khiến tâm trí căng thẳng, ngăn chặn khả năng thư giãn cần thiết cho giấc ngủ.
Ảnh 1: Áp lực tinh thần gây mất ngủ
- Thay đổi rối loạn lịch trình ngủ: Các chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm lý cho biết, thay đổi múi giờ khi đi du lịch, làm việc ca đêm hoặc thậm chí thay đổi lịch ngủ cuối tuần có thể gây rối loạn cấu trúc giấc ngủ. Cơ thể cần thời gian để thích nghi với những thay đổi này, dẫn đến mất ngủ kéo dài.
- Tình trạng sức khoẻ thể chất: Nhiều bệnh lý khác nhau có thể là nguyên nhân mất ngủ. Các bệnh như đau lưng, viêm khớp, tiểu đường hay các vấn đề về hô hấp như ngạt mũi, ho có thể làm bạn khó ngủ do sự không thoải mái.
- Thói quen ăn uống: Theo các chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm lý, thói quen ăn uống không tốt cũng có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ, gây mất ngủ kéo dài, không ngủ ngon. Ăn nhiều hoặc uống cà phê, nước ngọt có nhiều cafein trước giờ ngủ có thể làm ảnh hưởng tới khả năng thư giãn của bạn.
Ảnh 2: Thói quen uống đồ chứa cafein gây mất ngủ
2. Chứng mất ngủ là dấu hiệu của bệnh gì?
Chứng mất ngủ có phải do bệnh tâm lý gây ra? Các chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm lý, chứng mất ngủ có thể là dấu hiệu tầm ẩn của các bệnh về sức khoẻ thể chất hoặc sức khoẻ tinh thần, cụ thể là:
- Bệnh tâm thần: Mất ngủ kéo dài có thể là dấu hiệu của các rối loạn tâm thần như trầm cảm và lo âu. Theo các chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm lý, những người trải qua những tình trạng này thường gặp khó khăn trong việc duy trì giấc ngủ ngon. Cảm giác lo âu và tâm trạng không ổn định có thể làm chứng mất ngủ trở nên tồi tệ hơn.
Ảnh 3: Mất ngủ có thể là dấu hiệu của các vấn đề tinh thần
- Bệnh về đường hô hấp: Obstructive Sleep apnea - hiện tượng ngừng thở trong giấc ngủ - có thể gây ra tình trạng mất ngủ kéo dài. Các chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm lý cho biết, người mắc bệnh này thường bị đánh thức nhiều lần trong đêm và không nhận ra. Điều này ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và gây ra mệt mỏi vào ngày hôm sau.
- Bệnh lý về tim mạch: Rối loạn giấc ngủ liên quan đến bệnh tim có thể gây ra mất ngủ, khó ngủ ngon. Ngược lại, mất ngủ có thể gây tăng nguy cơ các vấn đề tim mạch. Sự tương tác giữa các bệnh lý về tim và giấc ngủ là một vấn đề đáng xem xét.
Ảnh 4: Mất ngủ cũng có thể do các vấn đề về tim mạch
- Bệnh tiểu đường: Theo các chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm lý, người mắc tiểu đường thường trải qua mất ngủ do tăng đường huyết ban đêm và thường xuyên thức dậy để đi tiểu. Điều này ảnh hưởng đến giấc ngủ sâu, không ngủ ngon và có thể dẫn đến sự mệt mỏi và mất tập trung trong ngày.
Tóm lại, chứng mất ngủ không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày, mà còn có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề sức khỏe tinh thần và thể chất nghiêm trọng. Các chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm lý khuyên rằng bạn nên lưu ý đến tình trạng giấc ngủ của mình và tìm kiếm sự tư vấn từ chuyên gia nếu mất ngủ trở nên thường xuyên và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Đặc biệt, nếu bạn đang trải qua các triệu chứng lạ kèm theo những hội chứng rối loạn giấc ngủ, hãy tìm kiếm sự hỗ trợ bởi các bác sĩ, chuyên gia tâm lý hay bác sĩ tâm lý để xác định Nguyên nhân mất ngủ và điều trị phù hợp, giúp có giấc ngủ ngon.
Người mắc trầm cảm, rối loạn lo âu cần sự hỗ trợ đặc biệt từ các chuyên gia tâm lý để quản lý và giảm thiểu triệu chứng. Quá trình chăm sóc thường bắt đầu bằng một cuộc đánh giá cụ thể để xác định mức độ trầm cảm mà người bệnh đang trải qua. Dựa trên đánh giá, chuyên gia tâm lý của Safe and Sound sẽ phát triển một kế hoạch điều trị riêng biệt, tùy thuộc vào nhu cầu và tình trạng cụ thể của từng người.
Chúng tôi biết rằng trị liệu tâm lý đôi khi là một bước khó khăn và cố gắng tìm một chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm thần mới phù hợp với nhu cầu cá nhân và tính cách của bạn có thể là một nhiệm vụ khó khăn và không dễ dàng.
Chúng tôi tin rằng sự kết hợp giữa chuyên gia tâm lý và bác sỹ tâm thần sẽ đem lại hỗ trợ tốt nhất cho bạn. Đội ngũ chuyên gia của Safe and Sound đáp ứng khắt khe các tiêu chuẩn, giúp bạn giải quyết đa dạng các vấn đề tâm lý bao gồm: Trầm cảm sau sinh, lo âu, rối loạn phân liệt cảm xúc, các vấn đề về giấc ngủ, rối loạn cảm xúc, các mối quan hệ, chấn thương tinh thần,...
- Bề dày kinh nghiệm hành nghề với đa dạng vấn đề tâm lý
- Kỹ năng đánh giá, tham vấn và xây dựng kế hoạch hỗ trợ hiệu quả
- Kết hợp linh hoạt các kỹ thuật, phương pháp để hỗ trợ hiệu quả và duy trì kết quả bền vững
Bên cạnh đó, Safe and Sound sẽ:
- KHÔNG coi bạn là bệnh nhân: Ngược lại, chúng tôi coi bạn là một người can đảm đang chống chọi với cả một bầu trời u tối đang chực chờ sụp xuống. Chuyên gia của SnS có thể góp thêm với bạn một đôi tay trong nỗ lực này.
- KHÔNG dạy đời bạn: Chúng tôi sẽ cùng bạn nâng dậy nguồn năng lượng tích cực mà lâu nay đã bị quá nhiều áp lực và khổ đau đè sát đất.
- KHÔNG lạm dụng thuốc và hoá dược: Ngược lại, chúng tôi sẽ cùng bạn tìm đến những giải pháp hiệu quả và tự nhiên.