Giỏ hàng của bạn trống!
Rối loạn ám ảnh cưỡng chế là gì? | Safe and Sound
Bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế là một căn bệnh tâm lý ảnh hưởng đến cuộc sống của chính người bệnh và những người xung quanh. Theo các bác sĩ tâm thần, chuyên gia tâm lý, đây là hội chứng khá ít gặp và hiện tại vẫn chưa xác định được nguyên nhân cụ thể.
Nguyễn Thị Hồng Hạnh | Bác sĩ - Viện tâm lý và sức khỏe tinh thần SnS
Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe Cộng đồng và Phát triển
1. Định nghĩa rối loạn ám ảnh cưỡng chế
Theo các chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm thần, rối loạn ám ảnh cưỡng chế (Obsessive Compulsive Disorder) được đại diện bởi một nhóm đa dạng các triệu chứng, bao gồm: suy nghĩ xâm nhập, nghi thức, những mối quan tâm, và cưỡng bức. Những ý nghĩ ám ảnh hay hành vi cưỡng bức là bền vững theo thời gian và ảnh hưởng rõ ràng tới thói quen của người bệnh, gây suy giảm trầm trọng các khả năng hoạt động nghề nghiệp, hoạt động xã hội bình thường hoặc các mối quan hệ khác của bệnh nhân.
Các bác sĩ tâm thần, chuyên gia tâm lý cho biết, một bệnh nhân rối loạn ám ảnh cưỡng bức có thể chỉ có ý nghĩ ám ảnh, hành vi cưỡng bức hoặc có cả hai. Ám ảnh là ý nghĩ hay tái phát và xâm nhập vào tư duy, cảm xúc, chú ý hay cảm giác. Hành vi cưỡng bức là các hành vi nhằm đáp lại suy nghĩ ám ảnh. Hành vi cưỡng bức phải là hành vi ép buộc, có ý thức, tái phát (chẳng hạn như đếm, kiểm tra hoặc né tránh). Bệnh nhân tự nhận thấy ý nghĩ ám ảnh và hành vi cưỡng bức của mình là phi lý nhưng không sao cưỡng lại được. Các chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm thần nhận định rằng, hành vi cưỡng bức của bệnh nhân là nhằm giảm nhẹ sự lo lắng liên quan đến ám ảnh; tuy nhiên, không phải lúc nào nó cũng thành công trong việc làm giảm nhẹ sự lo lắng gây ra bởi ám ảnh. Việc hoàn thành các hành động cưỡng bức có thể không làm giảm lo âu, mà thậm chí nó có thể làm tăng sự lo lắng.
2. Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn ám ảnh cưỡng chế
Ảnh 1: Người mắc OCD thường sắp xếp mọi thứ ngăn nắp đến mức hoàn hảo
Có ám ảnh cưỡng bức, hoặc cả hai. Ám ảnh được định nghĩa bởi:
- Những ý nghĩ, sự thôi thúc, những hình ảnh đã trải nghiệm tái diễn, bền vững, xuất hiện mang tính cưỡng bức ở cùng một thời điểm của rối loạn và là nguyên nhân gây ra sự lo âu hoặc đau khổ.
- Bệnh nhân cố gắng bỏ qua hoặc ngăn chặn những suy nghĩ, sự thôi thúc, những hình ảnh, hoặc để trung hoà chúng bằng suy nghĩ hoặc hành động khác (ví dụ: bằng cách thực hiện một xung động).
Hành vi cưỡng bức được xác định bởi:
- Hành vi lặp đi lặp lại (như rửa tay, đặt hàng, kiểm tra), hoạt động tâm thần (ví dụ: cầu nguyện, đếm, lặp đi lặp lại những lời thì thầm) bệnh nhân cảm thấy bị thúc đẩy để hành động đáp lại ám ảnh hoặc theo một quy luật phải được thực hiện một cách cứng nhắc.
- Các hành vi, hoạt động tâm thần nhằm mục đích ngăn ngừa hoặc làm giảm bớt lo âu hoặc đau khổ, hoặc ngăn ngừa một số sự kiện hoặc tình huống đáng sợ; tuy nhiên, những hành vi, hoạt động tâm thần này không phù hợp với thực tế để trung hòa hoặc dự phòng sự quá mức một cách rõ ràng.
Ám ảnh cưỡng bức gây tốn nhiều thời gian (ví dụ: phải mát hơn 1 giờ mỗi ngày), gây đau khổ hay biểu hiện đáng kể trên lâm sàng, gây suy giảm chức năng xã hội, nghề nghiệp, hoặc chức năng quan trọng khác. Các triệu chứng ám ảnh cưỡng bức là không phải do tác dụng sinh lý của một chất (ví dụ: nghiện ma tuý hoặc một thuốc) hoặc một bệnh khác. Rối loạn này không phải là các triệu chứng của rối loạn tâm thần khác (ví dụ: lo lắng quá mức, như trong rối loạn lo âu; mối bận tâm với hình thể, như trong cơ thể rối loạn sợ dị hình; hành vi ăn nghi thức, như trong các rối loạn ăn uống cờ bạc, như trong các rối loạn liên quan đến chất gây nghiện; phổ tâm thần phân liệt và các rối loạn tâm thần khác, hoặc của hành vi định hình, như trong rối loạn tự kỷ).
3. Điều trị hội chứng ám ảnh cưỡng chế
Theo các chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm thần, rối loạn ám ảnh cưỡng chế thường được điều trị chủ yếu bằng thuốc và kết hợp phương pháp tâm lý trị liệu. Các phương pháp điều trị rối loạn ám ảnh cưỡng chế bao gồm:
3.1. Điều trị bằng thuốc
Ảnh 2: Sử dụng thuốc có thể giảm nhẹ triệu chứng của rối loạn ám ảnh cưỡng chế
Sử dụng thuốc được cân nhắc đối với một số bệnh nhân bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Các bác sĩ tâm thần, chuyên gia tâm lý cho biết, thuốc có thể giảm nhẹ các hành vi cưỡng chế và suy nghĩ ám ảnh ở bệnh nhân. Tuy nhiên, thuốc chỉ giúp cải thiện triệu chứng tạm thời, hoàn toàn không có khả năng chữa trị bệnh dứt điểm. Vì vậy, sử dụng thuốc thường được áp dụng song song với tâm lý trị liệu.
Các loại thuốc được dùng trong điều trị rối loạn ám ảnh cưỡng chế chủ yếu là thuốc chống trầm cảm 3 vòng, thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin (SSRI).
3.2. Điều trị bằng liệu pháp tâm lý
Liệu pháp tâm lý có tác dụng thay đổi cách suy nghĩ thừa thãi và hành vi lặp của bệnh nhân. Bên cạnh đó, khi bệnh nhân áp dụng các liệu pháp tâm lý này trong quá trình chữa hội chứng OCD sẽ góp phần tăng hiệu quả của thuốc đặc trị. Có 2 liệu pháp tâm lý thường dùng, đó là:
- Liệu pháp hành vi: bao gồm 2 kỹ thuật chính, một là để cho người bệnh tự bộc lộ những suy nghĩ khiến họ ám ảnh để giải tỏa hết căng thẳng trong người; kỹ thuật thứ hai là thực hiện các biện pháp chuyên môn để ngăn bệnh nhân thực hiện các hành vi gây cưỡng chế và ngăn sự hình thành của luồng suy nghĩ ám ảnh.
- Liệu pháp hỗ trợ: Có hiệu quả đối với OCD, giúp cho bệnh nhân có thể làm việc và thực hiện điều chỉnh xã hội. Với sự tiếp xúc liên tục và thường xuyên, quan tâm, cảm thông và khuyến khích người bệnh, bệnh nhân có thể hoạt động xã hội nghề nghiệp nhờ sự giúp đỡ của các chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm thần.