Giỏ hàng của bạn trống!
Vì sao một số người nhẫn tâm bạo lực với trẻ em? | Safe and Sound
Mọi hành vi làm tổn thương người khác dù là thể chất hay tinh thần, đặc biệt là với đối tượng yếu thế như trẻ em đều cần lên án với các hành vi hành hạ trẻ em, đánh đập, bạo hành, lạm dụng,... Tuy nhiên, bạn có biết phía sâu trong những hành vi ấy có những bí ẩn riêng của những người - bạo lực.
Theo nhà triết học Blaise Pascal, từ xa xưa, bắt đầu với hai nhu cầu cơ bản “đồ ăn, chỗ ngủ” mà con người không chỉ tồn tại với sự yêu thương mà còn là sự tranh giành, sự hận thù để đáp ứng nhu cầu cơ bản này. Tuy nhiên điều này liệu có dừng ở nhu cầu thiết yếu, điều gì khiến rất nhiều người có hành vi bạo lực với người khác?
1. Người cuồng bạo và người rối loạn nhân cách
Không có một nguyên nhân chính xác lí giải lý do ai đó thực hiện những hành vi bạo lực với người khác. Trong đó cuồng bạo và rối loạn nhân cách được xem là 2 nguyên nhân của những hành vi này.
Ảnh 1: Cuồng bạo và rối loạn nhân cách được xem là 2 nguyên nhân khiến một người có thể nhẫn tâm bạo hành trẻ em
Theo đó, người cuồng bạo là người có khoái cảm khi gây đau đớn hoặc nhục mạ người khác. Những kẻ cuồng bạo cảm nhận được rõ rệt hơn so với người bình thường sự đau đớn của người khác, và họ thích thú khi chứng kiến cảnh đó. Những hành vi này có thể xem là “ thú vui hàng ngày” khi có thể làm đau đơn người khác cho tới khi chính mình phải đau đớn nhận hậu quả. Con số những người này không lớn, tuy nhiên có tới hơn 6% sinh viên đại học thừa nhận họ cảm thấy vui thích khi làm cho người khác đau đớn, thích xem phim bạo lực đẫm máu, thích cảnh đánh nhau, tra tấn người khác, thích trò chơi bạo lực … đây là con số báo động không nhỏ trong cộng đồng.
Không giống với người c. uồng bạo, những người rối loạn nhân cách không gây hại người khác để làm thoả mãn bản thân (tuy điều đó cũng có thể xảy ra). Nếu như việc làm hại người khác sẽ giúp họ đạt được thứ họ muốn thì họ sẽ làm. Một nguyên nhân khiến họ “nhẫn tâm” được đó là bởi trong họ khó có thể xuất hiện cảm giác thương hại, hối hận hay sợ hãi. Họ có thể nắm bắt được cảm xúc của người khác, nhưng hoàn toàn không bận tâm về những cảm xúc đó.
Dù chỉ có khoảng 0,5% dân số bị coi là người rối loạn nhân cách nhưng trong số các tù nhân, có đến 8% nam giới và 2% phụ nữ mắc chứng này.
Tuy nhiên, không phải tất cả những người mắc chứng rối loạn nhân cách đều nguy hiểm. Có rất nhiều dạng rối loạn nhân cách như: gây rối xã hội, cổ suý xã hội…
2. “Thương cho roi cho vọt” và sự lạm dụng chết người
“Thương cho roi cho vọt” là thành ngữ của dân tộc ta chỉ sự nghiêm khắc trong quá trình giáo dục trẻ nhỏ, tuy nhiên điều này đang bị không ít ngươi “bấu víu” cho hành vi bạo lực.
Câu hỏi đặt ra là: Liệu có đáng khi khiến mọi người xung quanh và chính chúng ta phải chịu đau khổ để phát triển tính cách?
Ảnh 2: Sự tàn nhẫn có thể gây ra những tổn thương lâu dài không chỉ về mặt thể xác mà còn là tinh thần
Có lẽ là không! Sự tàn nhẫn có thể gây ra những tổn thương lâu dài không chỉ về mặt thể xác mà còn là tinh thần. Trái lại, lợi ích của việc đối xử với bản thân bằng lòng trắc ẩn, thay vì sự nhẫn tâm, đang ngày càng được công nhận nhiều hơn. Không chỉ vậy, dạy dỗ bằng đòn roi và sự tàn nhẫn sẽ mở lối cho tình trạng lạm quyền và ích kỷ, cuồng bạo.
Bạo lực không phải cách giáo dục duy nhất. Đức Phật có đưa ra một cách giáo dục bắt nguồn từ “lòng trắc ẩn từ tâm”. Ở đó, chúng ta dùng tình yêu thương để đáp trả người khác, để họ không rơi vào sự thù hận và nỗi sợ hãi.