0

Các giai đoạn cảm xúc sau chia tay và cách vượt qua (Phần 1) | Safe and Sound

Các chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm lý cho biết, quá trình đau buồn sau chia tay có thể giống như một chuyến tàu lượn siêu tốc đầy cảm xúc, nơi bạn đang cưỡi trên những làn sóng giận dữ, buồn bã, bối rối, cô đơn, lo lắng, tội lỗi và hối tiếc, đan xen với những khoảnh khắc nhẹ nhõm, hy vọng và chấp nhận. Đôi khi bạn trải qua từng giai đoạn này, lần khác bạn lặp lại chúng hoặc chuyển qua lại giữa các trạng thái cảm xúc khác nhau nhanh đến mức khiến bạn bị choáng váng.

Ngô Thị Sáng | Thạc sĩ Giáo dục học – Viện tâm lý và sức khoẻ tinh thần SnS

Trung tâm Nghiên cứu Sức khoẻ Cộng đồng và Phát triển

Giai đoạn 1: Mâu thuẫn

Ảnh 1: Giai đoạn đâu khi chia tay- Giai đoạn mâu thuẫn

Hàng triệu suy nghĩ và cảm xúc chạy qua đầu bạn ngay sau khi chia tay.

Theo các chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm lý, đây là một số suy nghĩ và hành vi bạn có thể trải qua trong giai đoạn này:

  • Tự hỏi liệu mình có làm điều đúng đắn hay không: Đôi khi, bạn tin rằng chia tay là điều tốt nhất nên làm. Những lúc khác, bạn lại tự hỏi liệu đó có phải quyết định đúng đắn.
  • Rất nhiều kịch bản, câu hỏi xuất hiện trong đầu: Tâm trí của bạn liên tục diễn ra tất cả các kịch bản “Nếu tôi nói điều này thì sao? Điều gì sẽ xảy ra nếu họ đã làm điều đó? Liệu lúc đó chúng ta có còn ở bên nhau không?”
  • Xúc động mạnh về mặt cảm xúc:  Các chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm lý cho biết, lúc này bạn có thể chìm đắm trong hoài niệm, xem lại những bức ảnh và tin nhắn cũ, cố gắng tuyệt vọng để níu giữ thứ gì đó đang trôi đi.
  • Trải qua những cảm xúc lẫn lộn: Bạn cảm thấy nhẹ nhõm vì đã kết thúc nhưng bạn cũng nảy sinh suy nghĩ không muốn sống độc thân nữa. Bạn tức giận với người yêu cũ về cách họ đối xử với bạn, nhưng bạn cũng nhớ họ.

Sau đây là một số chiến lược được các chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm lý gợi ý, có thể giúp bạn đối phó với những cảm xúc lẫn lộn sau chia tay:

  • Thừa nhận cảm xúc của bạn: Hãy nhớ rằng việc có những cảm xúc mâu thuẫn là điều bình thường. Thừa nhận cảm xúc và cho phép bản thân cảm nhận đầy đủ cảm xúc của mình khi chúng nảy sinh để chúng có thể được thể hiệ
  • Thành thật với chính mình: Các chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm lý khuyên rằng, hãy suy ngẫm xem bạn muốn gì trong một mối quan hệ và xem liệu cảm giác mâu thuẫn mà bạn đang cảm thấy là do bạn thực sự muốn ở bên người ấy hay vì bạn sợ sự thay đổi sắp tới. 
  • Lập danh sách ưu và nhược điểm: Việc lập danh sách những ưu và nhược điểm của mối quan hệ có thể hữu ích. Điều này có thể giúp bạn xác định một cách khách quan liệu việc chia tay có phải là điều đúng đắn hay không.
  • Hãy xem xét một nghi lễ đau buồn. Các nghi lễ có thể giúp bạn giải quyết cảm xúc của mình trong quá trình chữa lành và buông bỏ. Các chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm lý gợi ý, có thể hữu ích nếu bạn viết một lá thư cho người yêu cũ về tất cả những điều bạn muốn bày tỏ rồi đốt nó đi hoặc dọn dẹp và trang trí lại nơi bạn sống theo cách mang lại cho bạn cảm giác bình yên và thoải mái.

Giai đoạn 2: Phủ nhận và sốc

Ảnh 2: Giai đoạn phủ nhận và sốc

Cú sốc có xu hướng xuất hiện ngay sau khi chia tay. Ở giai đoạn này, chúng ta phủ nhận về cuộc chia tay và cảm xúc của mình. 

Các chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm lý cho biết, dưới đây là một số suy nghĩ và hành vi bạn có thể trải qua trong giai đoạn này:

  • Từ chối chấp nhận thực tế: Có thể bạn đang nghĩ rằng điều này không thể xảy ra. Bạn đang hy vọng rằng mọi thứ sẽ tốt hơn và quay trở lại như cũ. 
  • Tránh những cảm xúc đau đớn: Các chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm lý chia sẻ, ở giai đoạn, bạn có thể rơi vào tình huống thay vì đối mặt trực tiếp với nỗi đau, bạn chôn vùi cảm xúc và đánh lạc hướng bản thân bằng công việc hoặc các trách nhiệm khác để tránh nghĩ về nó.
  • Giữ liên lạc với người yêu cũ: Bạn có thể tiếp tục nhắn tin và gọi điện cho người yêu cũ sau chia tay như thể hai người vẫn còn bên nhau, hỏi ý kiến ​​họ về cuộc sống của bạn như thể không có gì thay đổi.
  • Không chia sẻ tin tức: Theo các chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm lý, ở giai đoạn này, bạn chưa nói với bạn bè và người thân trong gia đình về việc chia tay, bởi vì bạn chưa sẵn sàng đối mặt với điều đó và một phần nhỏ trong bạn vẫn hy vọng rằng có thể hai người sẽ quay lại với nhau.

Sau đây là một số chiến lược có thể giúp bạn đối phó với cú sốc và sự phủ nhận

  • Cho phép bản thân cảm nhận cảm xúc: Đừng trốn tránh cảm xúc và bận rộn với những công việc khác để khiến bản thân mất tập trung. Các chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm lý khuyên bạn cho phép bản thân cảm nhận tất cả các cảm xúc, bất kể lúc đó chúng đau đớn đến mức nào.
  • Chia sẻ tin tức với những người thân yêu: chia sẻ tin tức với những người thân yêu và cho họ biết cảm giác của bạn sau khi chia tay để bạn có được những hỗ trợ cần thiết.
  • Điều chỉnh theo thực tế mới của bạn:  Hãy cho phép bản thân đau buồn khi nhận thấy mình quên mất rằng mọi thứ trong cuộc sống của bạn không còn như cũ sau chia tay nữa. Dần dần, bạn sẽ bắt đầu thích nghi với thực tế mới của mình.
  • Tránh liên lạc với người yêu cũ: Theo các chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm lý, tuân theo quy tắc không liên lạc và tránh gọi điện và nhắn tin cho người yêu cũ. Theo dõi họ trên mạng xã hội cũng là một điều cấm kỵ. Việc giữ liên lạc với người yêu cũ khiến bạn khó bước tiếp hơn.

Xem thêm:

Làm thế nào để một cặp đôi có thể phòng ngừa ngoại tình?

Liệu pháp trị liệu cặp đôi cho các cặp vợ chồng

: Các giai đoạn cảm xúc sau chia tay và cách vượt qua (Phần 1) | Safe and Sound

Đăng ký nhận tư vấn ngay

Nhận tư vấn về sức khoẻ tinh thần từ Safe and Sound