0

Cần làm gì khi con bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế? (Phần 1) | Safe and Sound

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế ở trẻ mặc dù không phải là hội chứng thường gặp nhưng cần hết sức cẩn trọng. Nên làm gì khi con bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế là điều mà bất cứ phụ huynh nào cũng băn khoăn để giúp con hòa nhập với cuộc sống và phát triển hơn. Trao đổi để nhận hỗ trợ chuyên nghiệp từ các chuyên gia tâm lý là cách mà phụ huynh nên thực hiện để con có chất lượng cuộc sống tốt nhất.

Nguyễn Thị Hồng Hạnh | Bác sĩ - Viện tâm lý và sức khỏe tinh thần SnS

Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe Cộng đồng và Phát triển

1. Phát hiện và điều trị sớm cho con

Không phải phụ huynh nào cũng biết về rối loạn ám ảnh cưỡng chế, một số người có thể cho rằng đó là do tính cách con quá cầu toàn, cẩn thận. Phát hiện và đưa trẻ đi thăm khám từ sớm chính là điều mà cha mẹ nên làm để làm gì khi con bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Phụ huynh có thể đưa con đến các bệnh viện có chuyên khoa về tâm thần hoặc các trung tâm tư vấn tâm lý để con được bác sĩ tâm lý và chuyên gia tâm lý khám và điều trị càng sớm càng tốt.

Ảnh 1: Cha mẹ nên chủ động đưa trẻ đi thăm khám

Trong quá trình thăm khám, các chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm lý, có thể hỏi về thời điểm xuất hiện các triệu chứng, tiền sử gia đình, yếu tố tâm lý xã hội,... để xác định rõ tình trạng bệnh. Bác sĩ tâm lý và chuyên gia tâm lý cũng có thể yêu cầu trẻ làm một số bài test trắc nghiệm trước khi đưa ra hướng điều trị. Phụ huynh cần trả lời các thông tin được chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm lý, yêu cầu để giúp đảm bảo kết quả chính xác về tình trạng của con.

2. Tham gia trị liệu tâm lý cùng con

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế là một dạng của rối loạn lo âu nên trị liệu tâm lý cũng là biện pháp được đánh giá tốt nhất cho những người mắc căn bệnh này. Thông qua việc trò chuyện, các chuyên gia tâm lý sẽ giảm đi sự lo âu căng thẳng quá mức của trẻ trong các hành vi ám ảnh đồng thời thiết lập cho các thói quen lành mạnh hơn. Trị liệu tâm lý cũng là giảm lo âu, stress để ngăn ngừa nguy cơ con mắc phải các vấn đề tâm lý khác.

Ảnh 2: Tham gia trị liệu tâm lý cùng con

Mặt khác trị liệu tâm lý cũng góp phần làm giảm nhẹ những suy nghĩ ám ảnh quá mức của con, hướng dẫn con cách kiểm soát cảm xúc khi bản thân bị thôi thúc bởi các suy nghĩ, hành vi đó. Các phương pháp được sử dụng nhiều nhất cho những trẻ bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế là liệu pháp nhận thức và liệu pháp hành vi. Tùy theo từng suy nghĩ ám ảnh của con mà các chuyên gia tâm lý cũng đưa ra các phương pháp riêng giảm mức độ lo lắng của con.

Bên cạnh đó, việc gia đình nên tham gia trị liệu tâm lý cùng con là cực kỳ cần thiết. Phụ huynh có thể lắng nghe cách trò chuyện giữa con và các chuyên gia tâm lý để hiểu rõ hơn về tình trạng của con. Ngoài ra cha mẹ cũng có thể trao đổi, chia sẻ với chuyên gia tâm lý để biết về cách chăm sóc, giúp đỡ và kiểm soát tâm lý của con phù hợp nhất.

3. Kiểm soát việc dùng thuốc

Hiện nay, chưa có bất cứ phương pháp nào để điều trị rối loạn ám ảnh cưỡng chế hoàn toàn, một số bệnh nhân có thể phải điều trị duy trì suốt đời thông qua việc dùng thuốc và trị liệu tâm lý cùng bác sĩ tâm lý và chuyên gia tâm lý. Để hạn chế các căng thẳng lo lắng quá mức của trẻ, ngăn ngừa nguy cơ con mắc các vấn đề tâm lý khác thì việc đảm bảo dùng thuốc đầy đủ theo đúng chỉ định của bác sĩ tâm lý.

Một số loại thuốc thường được bác sĩ tâm lý chỉ định cho con là Fluoxetine, Sertraline và Fluvoxamine để cân bằng các hóa chất trong não bộ. Trẻ cũng có thể được chỉ định thuốc an thần nếu con thường xuyên lo lắng và căng thẳng đến mất ngủ.

Ảnh 3: Cần giám sát quá trình con dùng thuốc để đảm bảo đúng liều lượng và thời gian

Tuy nhiên các nhóm thuốc được dùng trong điều trị OCD đều kèm theo rất nhiều tác dụng phụ. Vì vậy nếu băn khoăn làm gì khi con bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế thì phụ huynh cần phải hướng dẫn và kiểm soát việc dùng thuốc của con theo chỉ định của bác sĩ tâm lý. Hãy đảm bảo con dùng thuốc đúng loại, đúng liều tuyệt đối không được lạm dụng bất cứ loại thuốc nào.

4. Giáo dục con đúng cách

Giáo dục đúng cách để con hiểu rằng nỗi lo âu của mình là không đúng và không đáng có đồng thời tập cho trẻ đối diện với nỗi sợ hãi với mức độ tăng dần để cải thiện. Theo bác sĩ tâm lý và chuyên gia tâm lý, việc bố mẹ cố gắng đưa con tránh xa nỗi ám ảnh chưa hẳn là điều tốt nhưng để tiếp xúc quá thường xuyên cũng không ổn, vì vậy phụ huynh cần có định hướng, kế hoạch rõ ràng trong việc giúp đỡ con.

Ảnh 4: Giáo dục con đúng cách

Chẳng hạn nếu trẻ bị ám ảnh bởi nhiễm bẩn, luôn rửa tay mọi lúc mọi nơi thì phụ huynh cần giải thích cho con rằng việc rửa tay là không sai nhưng nếu con rửa tay liên tục sẽ làm mất đi độ ẩm của da, việc bắt tay hay sờ vào tay nắm cửa hoàn toàn không gây ra bệnh tật nào. Phụ huynh có thể thực hành cho con xem hoặc cho bé thử sờ vào một thứ gì đó sạch sẽ để con tin rằng không phải việc chạm tay vào đồ đạc lúc nào cũng nguy hiểm.

Bác sĩ tâm lý và chuyên gia tâm lý khẳng định, việc giáo dục con sẽ không hề dễ dàng nhưng nếu được thực hiện từ sớm sẽ giảm được phần nào mức độ ám ảnh cưỡng chế của con. Giải thích và trấn an về nỗi ám ảnh cưỡng chế của con cần được cha mẹ thực hiện thường xuyên để con hiểu và tin tưởng hơn.

Xem thêm:

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế OCD: Định nghĩa và nguyên nhân

Phải làm gì khi rối loạn ám ảnh cưỡng chế OCD trở nên quá thường xuyên?

: Cần làm gì khi con bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế? (Phần 1) | Safe and Sound

Đăng ký nhận tư vấn ngay

Nhận tư vấn về sức khoẻ tinh thần từ Safe and Sound