Giỏ hàng của bạn trống!
Cùng con vượt qua khủng hoảng tuổi dậy thì | Safe and Sound
Nhiều phụ huynh cho rằng thay đổi tâm lý và cảm xúc của trẻ dậy thì là bình thường và sẽ biến mất khi trẻ qua giai đoạn này. Các nguyên nhân khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì bao gồm áp lực thi cử, chuyện tình cảm... hoặc các thay đổi sinh lý và tâm lý trong cơ thể trẻ. Nếu không nhận được sự đồng hành và hỗ trợ kịp thời, tình trạng hoàn toàn có thể tiến triển thành khủng hoảng và các dạng rối loạn tâm lý.
Vi Nguyễn Duy Minh | Chuyên viên - Viện tâm lý và sức khỏe tinh thần SnS
Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe Cộng đồng và Phát triển
1. Nguyên nhân khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì
Tuổi dậy thì chứng kiến những thay đổi lớn về tâm lý và thể chất. Bé gái bắt đầu xuất hiện kinh nguyệt, ngực phát triển. Bé trai vỡ giọng, lông và tóc phát triển nhanh. Ham muốn tình dục xuất hiện. Nguyên nhân của thay đổi này là sự tăng nhanh của hoocmon sinh dục trong cơ thể.
Từ đó, ý thức về giới của trẻ rõ ràng hơn, làm xuất hiện những trạng thái cảm xúc nhạy cảm nhất. Những trẻ gặp vấn đề với mụn thường trở nên tự ti, khép mình. Tương tự, chiều cao và cân nặng tăng nhanh cũng khiến trẻ bối rối. Ở độ tuổi này, trẻ rất nhạy cảm và dễ bị ảnh hưởng bởi những lời nhận xét, chọc ghẹo từ bạn bè.
Ngoài ra, các yếu tố bên ngoài như áp lực thi cử, chuyện tình cảm không suôn sẻ, quan hệ không tốt với bạn bè... càng khiến tình trạng khủng hoảng tuổi dậy thì trầm trọng hơn. Lúc này, sự đồng hành từ cha mẹ, người thân là rất quan trọng. Trẻ cần được chú ý phát hiện những bất thường trong hành vi và cảm xúc. Từ đó, người thân đưa ra hỗ trợ kịp thời, giúp trẻ cảm thấy không bị bỏ rơi hoặc cô độc.
2. Dấu hiệu trẻ đang mắc rối loạn tâm lý tuổi dậy thì
2.1. Cảm xúc thay đổi thất thường
Trong giai đoạn khủng hoảng tuổi dậy thì này, tâm trạng của trẻ thường dễ bị tác động bởi lời nói của cha mẹ, thầy cô, bạn bè... Các cảm xúc tiêu cực như tức giận, buồn bực xuất hiện thường xuyên hơn. Bên cạnh đó, cảm xúc của trẻ thay đổi một cách nhanh chóng và thất thường, từ vui vẻ chuyển sang giận hờn và ngược lại.
Biểu hiện thực thể bao gồm chán ăn, mất ngủ, hoạt động chậm chạp, ủ rũ... Bên cạnh đó, trẻ bị khủng hoảng tân lý tuổi dậy thì dễ bị tác động bởi những lời nhận xét tiêu cực. Đôi khi tự suy diễn theo hướng nghiêm trọng hơn.
2.2. Rối loạn tâm lý
Bước vào tuổi dậy thì, cùng với những thay đổi thể chất và nồng độ hoocmon trong cơ thể, nhiều trẻ trở nên tự ti. Trạng thái này khiến trẻ sống thu mình, ngại chia sẻ. Cảm xúc dồn nén lâu ngày dẫn đến các khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì bị rối loạn như: trầm cảm, hoang tưởng, rối loạn lo âu...
2.3. Hành vi chống đối thất thường
Ở tuổi này, trẻ dễ bị tác động bởi phim ảnh, báo chí, sách truyện... từ đó hình thành những lệch lạc về nhận thức, theo đuổi những hình tượng lệch chuẩn đạo đức. Sự lệch lạc này dẫn đến những hành vi như lạm dụng chất gây nghiện (thuốc lá, rượu, thậm chí ma túy), gây gổ đánh nhau, thiếu tôn trọng người lớn tuổi...
Ảnh 1: Trẻ dễ có hành vi lệch chuẩn xã hội
Bên cạnh đó, nhiều bé gái nhận thức sai lầm về tiêu chuẩn đẹp, mong muốn có hình thể mảnh mai. Vì vậy, trẻ áp dụng các phương pháp nhịn ăn cực đoan. Điều này dẫn tới các rối loạn ăn uống và để lại hậu quả sức khỏe lâu dài.
Các bác sĩ tâm thần, chuyên gia tâm lý cho biết, các em bị khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì sẽ suy giảm khả năng học hành bất thường. Tâm lý căng thẳng, dễ bực dọc, đôi lúc tỏ ra hỗn láo với người lớn. Có khi mất ngủ, đứng ngồi không yên; có những hành vi bất thường như bỏ nhà ra đi, gây hấn với người khác, rối loạn cảm xúc (vui buồn thất thường, cáu gắt, hưng phấn thái quá hoặc rơi vào trạng thái trầm cảm)...
Có thể trẻ bị rối loạn suy nghĩ, suy nghĩ lệch lạc từ nhẹ đến nặng. Có trường hợp lúc nào cũng nghĩ rằng có người yêu mình hoặc thấy ai đẹp là tiến đến khen người đó hoặc nói thẳng là thích bạn đó. Có trường hợp sợ bị mắc bệnh gì đó, sợ làm lây bệnh cho người khác dù mình không hề bị bệnh...
Theo các chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm thần, các em bị khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì có thể chuyển từ rối loạn hành vi sang rối loạn tâm thần với những triệu chứng hoang tưởng và điều này càng làm các em cách biệt về mặt thực thể đối với người khác. Lúc đó, trẻ sẽ có những tâm lý, hành vi và lời nói không phù hợp với thực tế.
3. Đồng hành cùng con vượt qua khủng hoảng
3.1. Dành thời gian chia sẻ cùng con
Nhiều cha mẹ cho rằng đáp ứng nhu cầu vật chất cho con là đủ. Tuy nhiên, trẻ ở tuổi dậy thì cần nhiều hơn như vậy. Nếu không được quan tâm đầy đủ về tinh thần, trẻ dễ cảm thấy cô độc, khép kín, gặp khó khăn khi chia sẻ, về lâu dài sinh ra sự chống đối và khó tiếp cận hơn. Do đó, cha mẹ cần sắp xếp thời gian để nghe con chia sẻ, đồng thời tìm ra những dấu hiệu bất thường trong cảm xúc và hành vi của trẻ để có biện pháp can thiệp kịp thời.
Ảnh 2: Chia sẻ cùng con giúp con vượt qua khủng hoảng tuổi dậy thì
3.2. Trang bị kiến thức cho con
Cha mẹ cần nói cho con hiểu những thay đổi về thể chất (mọc râu, có kinh nguyệt...) và tinh thần trong giai đoạn này là hoàn toàn bình thường. Điều này giúp trẻ tự tin với những thay đổi của mình. Ngoài ra, sự thẳng thắn của bố mẹ khiến trẻ tin tưởng hơn, từ đó dễ dàng chia sẻ cảm xúc của mình.
Trẻ em bị khủng hoảng tuổi dậy thì cần sự hỗ trợ đặc biệt từ các chuyên gia tâm lý để quản lý và giảm thiểu triệu chứng. Quá trình chăm sóc thường bắt đầu bằng một cuộc đánh giá cụ thể để xác định mức độ rối loạn mà người bệnh đang trải qua. Dựa trên đánh giá, chuyên gia tâm lý của Safe and Sound sẽ phát triển một kế hoạch điều trị riêng biệt, tùy thuộc vào nhu cầu và tình trạng cụ thể của từng người. Vậy Safe and Sound sẽ giúp bạn như thế nào để vượt qua vấn đề này?
Đề giúp khách hàng, các chuyên gia của Safe and Sound luôn đồng hành với bạn, giúp bạn:
- Một bộ não tràn đầy suy nghĩ tích cực nhờ loại bỏ được những suy tư không quan trọng hoặc sai lệch.
- Một tinh thần sảng khoái, hết lo âu để bạn có thể tận hưởng những điều tốt đẹp mà cuộc sống ban tặng.
- Một tâm thế tự tin, vững vàng để đưa ra những quyết định nhanh hơn, đúng đắn hơn trong công
4. Bác sỹ tâm lý SnS giúp bạn như thế nào?
Chúng tôi biết rằng trị liệu tâm lý đôi khi là một bước khó khăn và cố gắng tìm một chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm thần mới phù hợp với nhu cầu cá nhân và tính cách của bạn có thể là một nhiệm vụ khó khăn và không dễ dàng.
Chúng tôi tin rằng sự kết hợp giữa chuyên gia tâm lý và bác sỹ tâm thần sẽ đem lại hỗ trợ tốt nhất cho bạn. Đội ngũ chuyên gia của Safe and Sound đáp ứng khắt khe các tiêu chuẩn, giúp bạn giải quyết đa dạng các vấn đề tâm lý bao gồm: Trầm cảm sau sinh, lo âu, rối loạn phân liệt cảm xúc, các vấn đề về giấc ngủ, rối loạn cảm xúc, các mối quan hệ, chấn thương tinh thần,…
- Bề dày kinh nghiệm hành nghề với đa dạng vấn đề tâm lý
- Kỹ năng đánh giá, tham vấn và xây dựng kế hoạch hỗ trợ hiệu quả
- Kết hợp linh hoạt các kỹ thuật, phương pháp để hỗ trợ hiệu quả và duy trì kết quả bền vững