0

Dấu hiệu trầm cảm nặng - nhận biết biểu hiện | Safe and Sound

Trầm cảm nặng là một vấn đề tâm lý nghiêm trọng, không chỉ là những cảm xúc buồn bã tạm thời mà đòi hỏi sự can thiệp và điều trị với chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm lý. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về trầm cảm nặng, nhận diện các dấu hiệu.

Ngô Thị Sáng | Thạc sĩ Giáo dục học – Viện tâm lý và sức khoẻ tinh thần SnS

Trung tâm Nghiên cứu Sức khoẻ Cộng đồng và Phát triển

1. Trầm cảm nặng là gì và các giai đoạn của trầm cảm

Ảnh 1: Trầm cảm nặng là gì?

Các chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm lý cho biết, trầm cảm nặng không đơn giản là một cảm xúc buồn phát sinh từ những khó khăn hàng ngày. Đây là một tình trạng mà cảm xúc tiêu cực, cảm giác u sầu và mất hứng thú kéo dài và ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Trong trường hợp trầm cảm nặng, những triệu chứng này trở nên nghiêm trọng đến mức có thể ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày, tạo ra sự bất hạnh và thậm chí có thể gây suy kiệt về tâm trạng và tinh thần. Chúng ta cần phát hiện sớm ra vấn đề này, vì nếu càng để thời gian dài, càng ảnh hưởng đến sức khoẻ tinh thần của người bệnh. Safe and Sound với đội ngũ chuyên gia tâm lý có thể hỗ trợ bạn phát hiện ra các vấn đề của người bị trầm cảm nặng.

Trầm cảm là một tình trạng phức tạp và có thể trải qua các giai đoạn khác nhau. Các giai đoạn này thường được phân loại dựa trên mức độ nặng và thời gian mà người bệnh trải qua. Theo các chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm lý, dưới đây là các giai đoạn phổ biến của trầm cảm:

- Giai đoạn trầm cảm nhẹ: Giai đoạn này thường bắt đầu với sự xuất hiện của một số triệu chứng trầm cảm. Những triệu chứng này có thể bao gồm tâm trạng buồn bã, mất hứng thú, mệt mỏi, và thay đổi trong chế độ ăn uống hoặc giấc ngủ. Tuy nhiên, các chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm lý cho biết trong giai đoạn này, tình trạng trầm cảm thường chưa đủ nặng để được chẩn đoán là trầm cảm nặng.

- Giai đoạn trầm cảm vừa: Khi triệu chứng trầm cảm trở nên nghiêm trọng hơn và kéo dài hơn, người bệnh có thể chuyển sang giai đoạn trầm cảm vừa. Ở giai đoạn này, tâm trạng buồn bã và mất hứng thú là rất rõ ràng và có thể gây khó khăn trong cuộc sống hàng ngày. Theo các chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm lý người bệnh ở giai đoạn này thường cảm thấy mệt mỏi và có thể trải qua sự bi quan về tương lai.

- Giai đoạn trầm cảm nặng: Đây là giai đoạn mà mức độ trầm cảm cao nhất và có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống và sức khỏe của người bệnh. Với các triệu chứng rõ nét như cảm giác không hy vọng, giảm cân đột ngột, thay đổi trong tư duy và hành vi, cũng như suy kiệt về tinh thần. Các chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm lý cho biết, trong giai đoạn này, người bệnh có thể mất khả năng tận hưởng những niềm vui và thậm chí có ý muốn tự tử.

Cần chú ý rằng không phải ai cũng trải qua tất cả các giai đoạn này và mức độ của trầm cảm có thể biến đổi. Để đưa ra chẩn đoán chính xác và kế hoạch điều trị phù hợp, việc tìm kiếm sự tư vấn từ các bác sĩ tâm lý và chuyên gia tâm lý là quan trọng.

Người mắc trầm cảm cần sự hỗ trợ đặc biệt từ các chuyên gia tâm lý để quản lý và giảm thiểu triệu chứng. Quá trình chăm sóc thường bắt đầu bằng một cuộc đánh giá cụ thể để xác định mức độ trầm cảm mà người bệnh đang trải qua. Dựa trên đánh giá, chuyên gia tâm lý của Safe and Sound sẽ phát triển một kế hoạch điều trị riêng biệt, tùy thuộc vào nhu cầu và tình trạng cụ thể của từng người. Vậy Safe and Sound sẽ giúp bạn như thế nào để vượt qua vấn đề này?

- Nhận diện và điều chỉnh nội tâm trước những khó khăn hiện tại của bạn

- Cùng bạn tìm ra giải pháp tối ưu để vượt qua

- Kích hoạt nguồn năng lượng tích cực bên trong của bạn

2. Các dấu hiệu của trầm cảm nặng

Các dấu hiệu của trầm cảm nặng thường rõ ràng và kéo dài hơn so với trạng thái cảm xúc thường ngày. Những dấu hiệu này theo các chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm lý có thể bao gồm:

- Tâm trạng u sầu liên tục

Người bệnh trải qua cảm xúc buồn bã và u sầu suốt hầu hết thời gian, thậm chí khi không có nguyên nhân cụ thể. Họ cảm thấy mất hứng thú và không thể tận hưởng những hoạt động mà trước đây họ yêu thích.

Ảnh 2: Tâm trạng u sầu liên tục

- Mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều

Các chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm lý cho biết, trầm cảm nặng có thể gây ra khó khăn trong việc đi vào giấc ngủ hoặc ngược lại, người bệnh có thể ngủ quá nhiều mà vẫn cảm thấy mệt mỏi.

- Mất khả năng tập trung

Khả năng tập trung và lưu thông tin có thể suy yếu. Người bệnh thường gặp khó khăn trong việc tập trung vào công việc hoặc hoàn thành nhiệm vụ hàng ngày.

- Tự ti về bản thân

Người bệnh có thể cảm thấy không tự tin vào bản thân, thậm chí thấy mình là nguyên nhân của mọi vấn đề xảy ra xung quanh.

- Tăng hoặc giảm cân không rõ nguyên nhân

Theo các chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm lý, trầm cảm nặng có thể ảnh hưởng đến khẩu phần ăn của người bệnh, dẫn đến tăng cân đột ngột hoặc mất cân mà không có nguyên nhân rõ ràng.

Ảnh 3: Tăng hoặc giảm cân không rõ nguyên nhân

- Cảm giác mệt mỏi

Người bệnh thường cảm thấy mệt mỏi về cả thể chất và tinh thần. Ngày càng khó khăn để tham gia vào hoạt động hàng ngày.

- Cảm xúc dễ thay đổi nhanh chóng

Sự thay đổi cảm xúc không lý do, từ sự tức giận đến cảm giác tê liệt cảm xúc, là dấu hiệu phổ biến của trầm cảm nặng.

- Suy kiệt về tinh thần

Theo các chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm lý, người bị trầm cảm nặng cảm giác mất năng lượng, không có động lực tham gia vào cuộc sống và hoạt động.

- Tránh né xã hội và giao tiếp với mọi người

Người bệnh có thể tránh gặp gỡ bạn bè, gia đình hoặc tham gia vào các hoạt động xã hội.

- Nguy cơ tự sát

Trong trường hợp nghiêm trọng, các chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm lý cảnh báo người bệnh có thể có suy nghĩ về tự tử hoặc tự hại. Đây là tình huống nguy hiểm đòi hỏi sự can thiệp ngay lập tức.

Chúng tôi tin rằng sự kết hợp giữa chuyên gia tâm lý và bác sỹ tâm thần sẽ đem lại hỗ trợ tốt nhất cho bạn. Đội ngũ chuyên gia của Safe and Sound đáp ứng khắt khe các tiêu chuẩn, giúp bạn giải quyết đa dạng các vấn đề tâm lý bao gồm: Trầm cảm, lo âu, các vấn đề về giấc ngủ, rối loạn cảm xúc, các mối quan hệ, chấn thương tinh thần,…

- Bề dày kinh nghiệm hành nghề với đa dạng vấn đề tâm lý

- Kỹ năng đánh giá, tham vấn và xây dựng kế hoạch hỗ trợ hiệu quả

- Kết hợp linh hoạt các kỹ thuật, phương pháp để hỗ trợ hiệu quả và duy trì kết quả bền vững

3. Dấu hiệu tự tử và nguy cơ tự sát ở người trầm cảm nặng

Ảnh 4: Ý định tự tử

Một dấu hiệu nghiêm trọng của trầm cảm nặng là nguy cơ tự sát. Người bị trầm cảm nặng có thể có suy nghĩ về tự tử hoặc hành vi tự hại. Những tưởng tượng về tự tử thường không phải là ý muốn thật sự, nhưng chúng có thể trở nên nguy hiểm nếu không được xử lý kịp thời.

Theo các chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm lý, việc nhận biết dấu hiệu của suy cơ tự sát là vô cùng quan trọng. Một số dấu hiệu cảnh báo bao gồm: thay đổi về tâm trạng đột ngột từ buồn sang yên bình, rút lui khỏi xã hội, việc lập kế hoạch cho việc tự tử hoặc việc có hành vi nguy hiểm.

Tóm lại, nhận biết và hiểu rõ dấu hiệu của trầm cảm nặng là điều quan trọng để có thể hỗ trợ người bị ảnh hưởng và tìm kiếm sự can thiệp từ các bác sĩ tâm lý và chuyên gia tâm lý. Sự hỗ trợ và điều trị thích hợp có thể giúp người bị trầm cảm nặng đối mặt và vượt qua tình trạng khó khăn này.

4. Các chuyên gia của Safe and Sound là ai và giúp bạn như thế nào?

Đề giúp khách hàng, các chuyên gia của Safe and Sound luôn đồng hành với bạn, giúp bạn:

- Một bộ não tràn đầy suy nghĩ tích cực nhờ loại bỏ được những suy tư không quan trọng hoặc sai lệch.

- Một tinh thần sảng khoái, hết lo âu để bạn có thể tận hưởng những điều tốt đẹp mà cuộc sống ban tặng.

- Một tâm thế tự tin, vững vàng để đưa ra những quyết định nhanh hơn, đúng đắn hơn trong công việc, từ đó gia tăng sức mạnh về tài chính, sự nghiệp và cả sự tự hào.

Bên cạnh đó, Safe and Sound sẽ:

- KHÔNG coi bạn là bệnh nhân: Ngược lại, chúng tôi coi bạn là một người can đảm đang chống chọi với cả một bầu trời u tối đang chực chờ sụp xuống. Chuyên gia của SnS có thể góp thêm với bạn một đôi tay trong nỗ lực này.

- KHÔNG dạy đời bạn: Chúng tôi sẽ cùng bạn nâng dậy nguồn năng lượng tích cực mà lâu nay đã bị quá nhiều áp lực và khổ đau đè sát đất.

- KHÔNG lạm dụng thuốc và hoá dược: Ngược lại, chúng tôi sẽ cùng bạn tìm đến những giải pháp hiệu quả và tự nhiên.

Xem thêm:

Các loại thuốc chống trầm cảm bạn đã biết (phần 1)

6 thực phẩm hỗ trợ cải thiện trầm cảm theo chuyên gia tâm lý

Những giai đoạn của trầm cảm (Phần 1)

: Dấu hiệu trầm cảm nặng - nhận biết biểu hiện | Safe and Sound

Đăng ký nhận tư vấn ngay

Nhận tư vấn về sức khoẻ tinh thần từ Safe and Sound