0

Rối loạn lo âu là gì? | Safe and Sound

Rối loạn lo âu là một trong những dạng rối loạn tâm thần thường gặp, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho chính bản thân và những người xung quanh. Theo bác sĩ tâm lý, rối loạn lo âu (Anxiety Disorder) là hội chứng đặc trưng bởi tình trạng lo âu quá mức, căng thẳng kéo dài và không thực sự làm chủ được chính mình nên dẫn đến những hành vi tiêu cực.

Nguyễn Thị Hồng Hạnh | Bác sĩ - Viện tâm lý và sức khỏe tinh thần SnS

Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe Cộng đồng và Phát triển

1. Định nghĩa rối loạn lo âu

Lo âu là một trạng thái cảm xúc thường thấy khi bạn đứng trước một sự vật, hiện tượng bất ngờ, chưa được dự báo trước. Phần lớn những cảm xúc này chỉ thoáng qua và sẽ hết khi sự việc được giải quyết nên thường không gây ảnh hưởng đến mọi người. Bác sĩ tâm lý khuyến cáo, một số người có tâm lý lo lắng quá mức với các vấn đề trong cuộc sống và gần như không thể kiểm soát tâm lý của bản thân - mặc dù họ có thể nhận thấy sự lo lắng quá mức này không cần thiết.

Ảnh 1: Rối loạn lo âu

Rối loạn lo âu (Anxiety Disorder) là một dạng rối loạn tâm lý rất phổ biến, đặc trưng bởi cảm giác lo âu, sợ sệt và căng thẳng với một hoặc nhiều vấn đề trong cuộc sống. Tâm lý này có tính chất mơ hồ, lặp lại và kéo dài dai dẳng trong thời gian dài. Bản thân người bệnh có thể nhận thức được sự lo lắng của mình là quá mức, tuy nhiên cũng có những người tin rằng sự căng thẳng của mình là chính đáng. Do đó, rối bác sĩ tâm lý khuyến cáo, rối loạn lo âu rất khó để có thể phát hiện sớm dẫn đến người bệnh dần mất kiểm soát, thay đổi nhận thức và dẫn đến những hành vi tiêu cực.

Theo thống kê của các bác sĩ tâm lý, rối loạn lo âu có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng ảnh hưởng nhiều hơn đến người trưởng thành, đặc biệt là nữ giới. Về lâu dài, rối loạn lo âu làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh tâm lý như trầm cảm, rối loạn lưỡng cực,...

2. Những loại rối loạn lo âu thường gặp

2.1. Rối loạn hoảng sợ

Bác sĩ tâm lý cho biết, rối loạn lo âu hoảng sợ đặc trưng bởi các cơn lo âu cấp tính đi kèm với trạng thái hoảng loạn, xuất hiện đột ngột và không có yếu tố báo trước. Với dạng rối loạn lo âu này, tình trạng hoảng sợ thường xảy ra trong thời gian ngắn nhưng gây ra các phản ứng dữ dội ở cơ thể.

Đôi khi sự sợ hãi, hoảng loạn xuất hiện thường xuyên mặc dù không có nguyên nhân nào cụ thể. Những trường hợp bị rối loạn hoảng loạn nặng gần như không thể rời khỏi nhà và thực hiện các hoạt động xã hội, làm việc và học tập như bình thường.

Ảnh 2: Rối loạn hoảng sợ

2.2. Rối loạn lo âu lan tỏa

Rối loạn lo âu lan tỏa (GAD) là dạng rối loạn lo âu thường gặp nhất. Bác sĩ tâm lý khuyến cáo, GAD đặc trưng bởi sự lo âu thường trực về những vấn đề và khó khăn trong cuộc sống thường ngày. Tuy nhiên, nỗi lo thường quá mức hơn so với mức độ nghiêm trọng của sự việc. Bệnh nhân thường có xu hướng dành nhiều thời gian để suy nghĩ nhằm tự trấn an bản thân và nỗ lực thoát khỏi sự lo lắng quá mức.

2.3. Rối loạn lo âu xã hội

Bác sĩ tâm lý cho biết, rối loạn lo âu xã hội (SAD) là một dạng của rối loạn lo âu đặc trưng bởi sự sợ hãi, lo âu và căng thẳng quá mức về những tình huống xã hội thông thường như gặp người lạ, ăn uống nơi công cộng, trò chuyện qua điện thoại, hẹn hò và nói chuyện trước đám đông.

Ảnh 3: Rối loạn lo âu xã hội

Người mắc chứng rối loạn lo âu xã hội thường tách rời với cộng đồng và có xu hướng tự cô lập bản thân. Bác sĩ tâm lý nhấn mạnh, bệnh nhân gặp khó khăn khi học tập, làm việc và thường không có cơ hội để thể hiện năng lực bản thân do sợ giao tiếp, gặp gỡ và thiếu các kỹ năng sống.

2.4. Rối loạn lo âu chia ly

Theo bác sĩ tâm lý, rối loạn lo âu chia ly là một dạng rối loạn lo âu thường gặp ở trẻ từ 8 – 24 tháng tuổi. Hội chứng này đặc trưng bởi sự sợ hãi, lo lắng và căng thẳng quá mức về việc phải rời xa bố mẹ và người thân trong gia đình.

Tuy nhiên, tình trạng này sẽ nhanh chóng được cải thiện khi trẻ quen dần với môi trường mới. Khi trẻ lớn lên, nỗi sợ về việc xa bố mẹ cũng sẽ giảm đi do trẻ đã dạn dĩ và hiểu biết hơn về thế giới.

Rối loạn lo âu chia ly khiến trẻ buồn bã, đau khổ và lo lắng kéo dài. Nếu không được bác sĩ tâm lý thăm khám và điều trị sớm, chứng bệnh này làm gián đoạn việc học của trẻ dẫn đến tình trạng trẻ chậm tiếp thu, phát triển và gia tăng nguy cơ phát triển các rối loạn tâm lý.

2.5. Rối loạn ám ảnh cưỡng chế

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) đặc trưng bởi sự ám ảnh về các hành vi/ý nghĩ lặp đi lại lại (sắp xếp, kiểm tra, rửa tay thường xuyên,…). Bác sĩ tâm lý cho biết, bản thân người mắc hội chứng này có thể nhận thấy sự không cần thiết của những hành động kể trên. Tuy nhiên lại không thể làm trái với ý nghĩ của bản thân, dần dần dẫn đến trạng lo âu và căng thẳng. Việc phải lặp đi lặp lại những hành động không cần thiết khiến người bệnh mất nhiều thời gian, tâm lý luôn lo lắng, không thật sự thoải mái và thư giãn.

Ảnh 4: Rối loạn ám ảnh cưỡng chế

2.6. Rối loạn ám ảnh sợ chuyên biệt

Theo bác sĩ tâm lý, rối loạn ám ảnh sợ đặc hiệu là dạng rối loạn lo âu thường gặp. Người mắc chứng bệnh này thường sợ hãi, căng thẳng và lo lắng quá mức trước những tình huống/đối tượng chuyên biệt.

Biểu hiện của chứng rối loạn ám ảnh sợ đặc hiệu tương đối đa dạng. Mỗi bệnh nhân sẽ sợ hãi với một hoặc nhiều đối tượng khác nhau, trong đó thường gặp nhất là chứng sợ không gian hẹp, khoảng trống, sợ động vật, độ cao, sợ kim tiêm, máu,…

Xem thêm:

: Rối loạn lo âu là gì? | Safe and Sound

Đăng ký nhận tư vấn ngay

Nhận tư vấn về sức khoẻ tinh thần từ Safe and Sound