0

Sự căng thẳng của bạn thuộc dạng nào? | Safe and Sound

Căng thẳng là một phản ứng tự nhiên của cơ thể khi phải đối mặt với áp lực và thách thức trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, nếu căng thẳng quá mức không được quản lý đúng cách, nó có thể ảnh hưởng xấu đến tâm lý của chúng ta. Dưới đây là một số dạng căng thẳng thường gặp và cách giải tỏa căng thẳng hiệu quả theo chia sẻ của chuyên gia tâm lý.

Phí Thuỳ Linh | Cử nhân Y tế Công cộng – Viện tâm lý và sức khoẻ tinh thần SnS

Trung tâm Nghiên cứu Sức khoẻ Cộng đồng và Phát triển

1. Các dạng căng thẳng thường gặp

1.1. Căng thẳng cấp tính

Đây là dạng căng thẳng phổ biến nhất. Căng thẳng cấp tính là một phản ứng ngắn hạn và có thể xảy ra khi đối mặt với một tình huống căng thẳng quá mức nhất định như một bài kiểm tra quan trọng, một cuộc phỏng vấn hay một sự kiện quan trọng trong cuộc sống.

Theo các chuyên gia tâm lý, căng thẳng cấp tính không phải lúc nào cũng mang tính tiêu cực. Bởi vì chúng tốt cho tinh thần của bạn. Sự căng thẳng quá mức giúp cho não bộ phát triển để có thể đáp ứng tốt nhất với các tình huống căng thẳng trong tương lai.

Căng thẳng cấp tính chỉ nghiêm trọng khi nó là hậu quả của các vụ bạo lực, đe dọa tính mạng. Lúc này, tình trạng căng thẳng có thể dẫn đến các vấn đề về sức khỏe tâm thần như rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD) hoặc rối loạn căng thẳng cấp tính (ASD).

1.2. Căng thẳng cấp tính kéo dài

Ảnh 1: Căng thẳng cấp tính kéo dài

Căng thẳng cấp tính kéo dài xảy ra khi căng thẳng cấp tính không được giải quyết và kéo dài trong thời gian dài. Nó có thể gây ra mệt mỏi, giảm hiệu suất làm việc và ảnh hưởng đến tâm lý nói riêng và sức khỏe nói chung.

Theo các chuyên gia tâm lý, dấu hiệu nhận biết của dạng căng thẳng này là sự nóng nảy, cáu gắt và lo lắng. Theo đó, bạn sẽ thường xuyên cảm thấy lo lắng và có xu hướng nhìn vào mặt tiêu cực của cuộc sống. Căng thẳng cấp tính kéo dài khiến cho sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn bị ảnh hưởng nặng nề. Bạn sẽ không còn nhận được những lợi ích từ sự căng thẳng nữa.

1.3. Căng thẳng mãn tính

Ở dạng mãn tính, sự căng thẳng gần như không thay đổi và không bị mất đi. Điều đó có nghĩa là, bạn sẽ phải sống với cảm giác căng thẳng quá mức suốt phần đời còn lại. Nó có thể gây ra sự mệt mỏi, lo lắng liên tục và ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh.

Căng thẳng mãn tính có thể gây ra một số bệnh nguy hiểm như: bệnh tim, chàm, viêm phổi, xơ gan, rối loạn tiêu hóa, sụt cân đột ngột, ung thư, trầm cảm, rối loạn giấc ngủ, mất trí nhớ ngắn hạn hoặc thôi thúc bạn tự sát.

2. Làm sao để quản lý căng thẳng?

Ảnh 2: Các cách quản lý căng thẳng

Sẽ là bất khả thi nếu bạn muốn cách giải tỏa căng thẳng biến mất hoàn toàn. Mục tiêu của quản lý căng thẳng là xác định các yếu tố gây căng thẳng quá mức, giúp bạn biết cách giải tỏa căng thẳng và vượt qua nó dễ dàng hơn. Quản lý căng thẳng bao gồm:

  • Chăm sóc bản thân qua việc ăn uống lành mạnh, tập thể dục đều độ và ngủ đủ giấc (7-8 giờ/ngày)
  • Tìm sự hỗ trợ từ người khác đối với các vấn đề bạn không thể tự mình giải quyết
  • Tăng cường kết nối xã hội
  • Cho phép bản thân nghỉ ngơi nhiều hơn sau các sự kiện gây căng thẳng
  • Tránh sử dụng rượu bia và các chất kích thích, vì chúng có vẻ giúp làm giảm căng thẳng trong thời gian ngắn nhưng lại gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sau này.

 Nếu căng thẳng liên tục ảnh hưởng xấu đến cuộc sống hàng ngày của bạn, hãy tìm sự tư vấn từ bác sỹ tâm lý hoặc chuyên gia tâm lý để được hỗ trợ và hướng dẫn tốt nhất.

Các phương pháp trị liệu tâm lý, đặc biệt là CBT (Cognitive Behavioral Therapy), đã chứng tỏ được hiệu quả trong việc hạn chế căng thảng của bạn. Phương pháp này tập trung vào việc thay đổi cách suy nghĩ và hành vi tiêu cực. Thông qua hướng dẫn của một chuyên gia tâm lý hoặc bác sĩ tâm lý, bạn sẽ học cách nhận biết và thay đổi những suy nghĩ tiêu cực thành tích cực hơn, giúp cải thiện tâm trạng và tạo ra thái độ tích cực hơn trong cuộc sống hàng ngày.

Đề giúp khách hàng, các chuyên gia của Safe and Sound luôn đồng hành với bạn, giúp bạn:

- Một bộ não tràn đầy suy nghĩ tích cực nhờ loại bỏ được những suy tư không quan trọng hoặc sai lệch.

- Một tinh thần sảng khoái, hết lo âu để bạn có thể tận hưởng những điều tốt đẹp mà cuộc sống ban tặng.

- Một tâm thế tự tin, vững vàng để đưa ra những quyết định nhanh hơn, đúng đắn hơn trong công việc, từ đó gia tăng sức mạnh về tài chính, sự nghiệp và cả sự tự hào.

Bên cạnh đó, Safe and Sound sẽ:

- KHÔNG coi bạn là bệnh nhân: Ngược lại, chúng tôi coi bạn là một người can đảm đang chống chọi với cả một bầu trời u tối đang chực chờ sụp xuống. Chuyên gia của SnS có thể góp thêm với bạn một đôi tay trong nỗ lực này.

- KHÔNG dạy đời bạn: Chúng tôi sẽ cùng bạn nâng dậy nguồn năng lượng tích cực mà lâu nay đã bị quá nhiều áp lực và khổ đau đè sát đất.

- KHÔNG lạm dụng thuốc và hoá dược: Ngược lại, chúng tôi sẽ cùng bạn tìm đến những giải pháp hiệu quả và tự nhiên.

3. Bác sỹ tâm lý SnS giúp bạn như thế nào?

Chúng tôi biết rằng trị liệu tâm lý đôi khi là một bước khó khăn và cố gắng tìm một chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm thần mới phù hợp với nhu cầu cá nhân và tính cách của bạn có thể là một nhiệm vụ khó khăn và không dễ dàng.

Chúng tôi tin rằng sự kết hợp giữa chuyên gia tâm lý và bác sỹ tâm thần sẽ đem lại hỗ trợ tốt nhất cho bạn. Đội ngũ chuyên gia của Safe and Sound đáp ứng khắt khe các tiêu chuẩn, giúp bạn giải quyết đa dạng các vấn đề tâm lý bao gồm: Trầm cảm sau sinh, lo âu, rối loạn phân liệt cảm xúc, các vấn đề về giấc ngủ, rối loạn cảm xúc, các mối quan hệ, chấn thương tinh thần,…

- Bề dày kinh nghiệm hành nghề với đa dạng vấn đề tâm lý

- Kỹ năng đánh giá, tham vấn và xây dựng kế hoạch hỗ trợ hiệu quả

- Kết hợp linh hoạt các kỹ thuật, phương pháp để hỗ trợ hiệu quả và duy trì kết quả bền vững

: Sự căng thẳng của bạn thuộc dạng nào? | Safe and Sound

Đăng ký nhận tư vấn ngay

Nhận tư vấn về sức khoẻ tinh thần từ Safe and Sound