Giỏ hàng của bạn trống!
Thực trạng áp lực học tập hiện nay | Safe and Sound
Áp lực học tập là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra các rối loạn tâm lý cho học sinh, sinh viên. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến trẻ căng thẳng, mất đi sự hào hứng trong học tập. Bác sĩ tâm lý cho biết, với một môi trường đặt nặng vấn đề thành tích và điểm số sẽ khiến một số học sinh lựa chọn con đường tự tử để giải thoát cho bản thân.
Phí Thuỳ Linh | Cử nhân Y tế Công cộng – Ứng dụng chăm sóc sức khỏe tinh thần Safe and Sound
Viện Ứng Dụng Công Nghệ Y Tế
1. Áp lực học tập là gì?
Cuộc sống hiện nay, áp lực học tập là vấn đề mà bất kỳ học sinh, sinh viên nào cũng phải đối mặt. Bác sĩ tâm lý cho biết, đây chính là do những cảm xúc tiêu cực như căng thẳng, mệt mỏi,... liên quan đến học tập bị dồn nén. Những áp lực này sẽ khiến học sinh, sinh viên có động lực, cố gắng nhiều hơn để gặt hái thành tích. Tuy nhiên, nếu áp lực diễn ra trong thời gian dài có thể làm gia tăng nguy cơ hình thành các tác động đến sức khỏe thể chất và tinh thần.
Áp lực học tập khiến học sinh luôn trong tình trạng mệt mỏi, mất ngủ
Theo thống kê của bác sĩ tâm lý, khoảng hơn 80% học sinh và sinh viên nước ta phải đối mặt với áp lực học tập, chủ yếu gặp ở học sinh cấp 2, cấp 3 và đại học. Do giai đoạn này, trẻ đã ý thức sâu sắc về vấn đề thành tích.
Ngoài điểm số, nhiều bậc phụ huynh còn đặt nặng vấn đề phát triển kỹ năng, phong trào thi đua. Theo bác sĩ tâm lý, chính những điều này khiến học sinh không được nghỉ ngơi đầy đủ mà phải dành nhiều thời gian để học tập và phát triển các kỹ năng mềm.
2. Nguyên nhân gây ra áp lực học tập đối với học sinh, sinh viên
Áp lực sẽ khiến học sinh, sinh viên có động lực học tập. Tuy nhiên, bác sĩ tâm lý khuyến cáo, áp lực học tập kéo dài sẽ tạo ra căng thẳng, cảm giác chán nản khi học tập, ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần.
Vậy hãy cùng bác sĩ tâm lý của Safe and Sound xác định những nguyên nhân gây ra tình trạng này.
2.1. Cạnh tranh về điểm số, thành tích
Nền giáo dục của nước ta hiện nay chú trọng nhiều đến thành tích và điểm số đã gây ra áp lực tâm lý cho học sinh, sinh viên. Bác sĩ tâm lý cho biết, việc đánh giá năng lực dựa vào điểm số trong các kỳ thi thay vì những nỗ lực trong quá trình học tập và những kiến thức rút ra được sau quá trình học tập đã khiến trẻ luôn phải gây áp lực cho chính bản thân mình để cố gắng chạy đua theo thành tích.
Nền giáo dục đặt nặng điểm số là nguyên nhân gây ra những áp lực học tập
2.2. Áp lực từ gia đình, nhà trường
Nhà trường, gia đình vô tình đã đặt nhiều áp lực lên học sinh về vấn đề thành tích. Với một số gia đình, điểm số luôn là thước đo để đánh giá năng lực.
Nhiều phụ huynh vì muốn con đạt thành tích cao để có nhiều cơ hội thành công trong tương lai mà đã ép con phải học tập quá mức, ngoài học ở trường còn phải tham gia các lớp phụ đạo, học thêm, gia sư 1-,... thậm chí không có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn.
Khi thành tích của con không đạt được như mong muốn, cha mẹ lại la mắng, thậm chí nhục mạ con cái, từ đó gây ra áp lực, ám ảnh cho trẻ trong học tập. Theo bác sĩ tâm lý, năng lực của mỗi người là khác nhau nên việc so sánh con cái với bạn bè đồng trang lứa chỉ khiến trẻ liên tục phải đối mặt với những áp lực vô hình.
Những áp lực này có thể khiến trẻ chăm chú và nỗ lực để đạt kết quả cao. Tuy nhiên, nếu gia đình không công nhận sự cố gắng của trẻ mà thường xuyên trách móc và chì chiết, trẻ sẽ không tránh khỏi sự bi quan và chán nản, bác sĩ tâm lý chia sẻ.
2.3. Sợ bản thân thua kém người khác
Trong môi trường quá đặt nặng thành tích, trẻ có thể cho rằng có kết quả học tập kém sẽ bị thầy cô, gia đình trách mắng và bạn bè coi thường. Do đó, không ít trẻ hình thành áp lực học tập do sợ bị nói là thua kém người khác.
Bác sĩ tâm lý cho biết, việc trẻ có áp lực thua kém bạn bè và cố gắng phấn đấu hơn trong học tập là điều tích cực. Tuy nhiên, thay vì chỉ tập trung vào thành tích để so sánh, hơn thua với người khác, trẻ nên tìm hiểu về khả năng của mình và tập trung phát triển để khẳng định giá trị bản thân.
Sự kỳ vọng quá lớn từ cha mẹ đôi khi cũng trở thành áp lực cho con trẻ
2.4. Thời gian học quá nhiều
Thời gian học nhiều cùng các chương trình học dày đặc cũng là nguyên nhân gây ra áp lực học tập cho học sinh, sinh viên. Theo bác sĩ tâm lý, quá trình học phải đồng hành với việc nghỉ ngơi, thư giãn để duy trì sự hứng thú lâu dài. Tuy nhiên nếu học liên tục trong một thời gian dài, trẻ sẽ mất đi hứng thú và cảm thấy chán nản do áp lực.
Nhiều môn học với khối lượng kiến thức lớn khiến học sinh phải học ngày học đêm để đối mặt với áp lực thi cử và đạt thành tích tốt. Đây chính là những áp lực, căng thẳng mà không ít trẻ phải trải qua.
3.Phải làm sao khi áp lực học tập ảnh hưởng tới sức khoẻ tâm thần?
Khi áp lực học tập bắt đầu ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ tâm thần, điều quan trọng là phải phát hiện sớm các dấu hiệu, điều chỉnh lối sống và tìm kiếm sự hỗ trợ kịp thời. Dưới đây là một số giải pháp giúp trẻ vượt qua giai đoạn này:
3.1. Lên kế hoạch học tập hợp lý và cụ thể
Hãy tạo một thời gian biểu khoa học với cân đối giữa thời gian học và nghỉ ngơi hợp lý. Theo bác sĩ tâm lý, việc chia nhỏ khối lượng bài học, đặt ra các mục tiêu nhỏ và dễ đạt được trước sẽ giúp trẻ tránh cảm giác bị choáng ngợp với mục tiêu lớn mà mình muốn đạt được. Và đừng quên dành thời gian nghỉ giữa các buổi học để não bộ có thể nghỉ ngơi và tái tạo năng lượng.
Ngoài ra, trong kế hoạch cũng cần cụ thể bằng cách đặt ra thời gian biểu cho từng môn học, từng phần trong thời gian cụ thể. Đồng thời định rõ mục tiêu cần đạt được để tránh bị sao nhãng và quyết tâm đạt được mục tiêu đó.
3.2. Áp dụng phương pháp quản lý căng thẳng
Khi áp lực học tập khiến trẻ bị căng thẳng và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ tâm thần, hãy hướng dẫn trẻ học cách quản lý căng thẳng bằng một số kỹ thuật như:
Thiền và hít thở sâu: Giúp giảm căng thẳng và làm dịu hệ thần kinh.
Vận động thể chất: Các hoạt động như đi bộ, tập yoga hoặc tập thể dục có thể giúp giải phóng hormone hạnh phúc (endorphin) và giảm căng thẳng.
Thư giãn bằng cách giải trí: Đọc sách, nghe nhạc, hoặc tham gia các hoạt động yêu thích để giúp tâm trí thư giãn.
3.3. Cân bằng giữa học tập và giải trí
Bên cạnh việc tập trung vào học tập, hãy dành thời gian cho các hoạt động giải trí, vui chơi để cân bằng giữa cuộc sống và học tập. Điều này giúp giảm căng thẳng và giúp bạn quay lại học tập với tinh thần tích cực hơn, bác sĩ tâm lý cho biết.
Trong khi học tập, nếu cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi quá mức, hãy đứng dậy đi lại vài vòng hoặc làm việc mình yêu thích như: nghe nhạc, tưới cây, chơi với thú cưng để tinh thần thoải mái hơn rồi quay lại tiếp tục học tập.
3.4. Tìm kiếm sự hỗ trợ từ bác sĩ tâm lý
Nếu áp lực học tập ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ tâm thần, dẫn đến trầm cảm, lo âu hoặc các vấn đề tâm lý khác, hãy tìm đến sự hỗ trợ tâm lý từ chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm lý. Họ sẽ cung cấp các liệu pháp tâm lý phù hợp, chẳng hạn như:
- Liệu pháp nhận thức – hành vi (CBT): Giúp thay đổi cách suy nghĩ tiêu cực về việc học và quản lý áp lực hiệu quả hơn.
- Tham vấn cá nhân: Giúp hiểu rõ hơn về nguồn gốc của những áp lực học tập, đồng thời đưa ra các phương pháp phù hợp để vượt qua.
- Liệu pháp thư giãn: Được các bác sĩ tâm lý hướng dẫn nhằm giúp quản lý căng thẳng và cân bằng cảm xúc trong giai đoạn khó khăn.
Đừng ngại ngần khi tìm đến sự giúp đỡ chuyên nghiệp từ Safe and Sound nếu cảm thấy không thể tự mình xử lý được những áp lực học tập. Sự hỗ trợ từ đội ngũ chuyên gia của Safe and Sound sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ ràng hơn về tình trạng của mình và đồng hành bằng các bài tập giúp bạn cải thiện sức khoẻ tâm thần một cách bền vững.
Nếu bạn nghi ngờ mình gặp vấn đề tâm lý, hoặc muốn biết thêm thông tin về dịch vụ tham vấn - tư vấn tâm lý, bạn có thể liên hệ tới HOTLINE 0964 778 911 (Điện thoại/Zalo, 24/7) để được giải đáp và hỗ trợ trong thời gian sớm nhất!
CÁCH THỨC ĐẶT LỊCH HẸN tham vấn/tư vấn trực tuyến hoặc trực tiếp với chuyên gia
- tại Fanpage Bác sỹ tâm lý SNS
- hoặc tải và đặt lịch tham vấn trên ứng dụng Safe and Sound để quản lý và theo dõi lịch mọi lúc, mọi nơi
Safe and Sound thuộc Viện Ứng dụng Công nghệ Y tế (IMT)
Xem thêm:
Áp lực thi cử ảnh hưởng như thế nào đến tâm lý?