Giỏ hàng của bạn trống!
Cha mẹ nên làm gì khi con gặp áp lực thi cử? | Safe and Sound
Trong giai đoạn quan trọng như kỳ thi chuyển cấp, thi tốt nghiệp hay thi đại học, học sinh phải đối mặt với rất nhiều yêu cầu về học tập và kỳ vọng về thành tích. Những điều này khiến không ít em rơi vào trạng thái tâm lý căng thẳng, mệt mỏi kéo dài và suy giảm sức khỏe tinh thần. Vậy khi con bắt đầu có dấu hiệu căng thẳng, cha mẹ nên làm gì để đồng hành cùng con đúng cách mà không gây thêm áp lực trong giai đoạn “nước rút” quan trọng này?
Ngô Thị Sáng | Thạc sĩ Tâm lý giáo dục học – Ứng dụng chăm sóc sức khỏe tinh thần Safe and Sound
Viện Ứng Dụng Công Nghệ Y Tế
1. Nhận diện sớm những dấu hiệu con đang chịu áp lực thi cử
Ảnh 1: Nhận diện sớm những dấu hiệu con đang chịu áp lực thi cử
Rất nhiều bậc cha mẹ nhầm tưởng rằng việc con dành nhiều thời gian học bài, lo lắng về điểm số là điều bình thường. Tuy nhiên, các chuyên gia tâm lsy cho biết, nếu những biểu hiện này đi kèm với mệt mỏi kéo dài, thay đổi hành vi, cảm xúc tiêu cực, thì đó có thể là dấu hiệu của căng thẳng tâm lý.
Chuyên gia tâm lý cảnh báo rằng các dấu hiệu sau đây của con cần được phụ huynh chú ý:
- Con ngủ không ngon, thường xuyên thức khuya hoặc dậy sớm hơn bình thường
- Hay than mệt, đau đầu, đau bụng, mất cảm giác ngon miệng
- Trở nên nhạy cảm, dễ cáu giận, dễ khóc hoặc ngược lại thu mình, ít nói
- Hay lo lắng thái quá, sợ thi trượt, sợ không đáp ứng kỳ vọng
- Mất hứng thú với những hoạt động từng yêu thích
- Có những câu nói mang tính tự trách, tiêu cực như “Con vô dụng quá”, “Con học gì cũng dở”, “Con không muốn sống nữa”...
Nếu con có từ 2 dấu hiệu trở lên và kéo dài trên 2 tuần, cha mẹ nên nghĩ đến việc tìm đến chuyên gia tâm lý để đánh giá sâu hơn về tình trạng sức khỏe tinh thần của con.
2. Nguyên nhân khiến con cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi khi bước vào mùa thi
Để đồng hành hiệu quả, cha mẹ cần hiểu rằng áp lực thi cử của con đến từ nhiều phía:
a. Áp lực từ kỳ vọng của cha mẹ
Rất nhiều học sinh thừa nhận rằng chính câu nói “Ba mẹ chỉ cần con đậu trường top đầu” hay “Con phải cố gắng vì tương lai” lại là gánh nặng tâm lý lớn nhất với con trẻ. Theo các chuyên gia tâm lý, mặc dù mang ý nghĩa tích cực, nhưng nếu truyền đạt không đúng cách, những lời nói này có thể khiến con cảm thấy mình chỉ được công nhận khi thành tích tốt.
b. Áp lực từ môi trường học đường và bạn bè
Ảnh 2: Áp lực từ môi trường học đường và bạn bè
Những so sánh về điểm số, học lực, thành tích thi cử trong lớp học và trên mạng xã hội khiến nhiều học sinh rơi vào trạng thái lo lắng, tâm lý thiếu tự tin hoặc sợ bị bỏ lại phía sau. Điều này càng khiến con dồn hết thời gian để học nhưng lại học không hiệu quả, dẫn đến mệt mỏi tâm lý kéo dài.
c. Áp lực từ bản thân
Không ít học sinh tự đặt ra cho con mình những kỳ vọng rất cao, như “thi phải được 9,10 điểm”, “phải đậu trường giỏi nhất”, “không được trượt”... Khi không đạt được mục tiêu, con dễ rơi vào vòng xoáy tự trách, mất động lực, lo âu và khủng hoảng.
3. Cha mẹ nên làm gì khi con gặp áp lực thi cử?
a. Là người lắng nghe trước khi là người đưa lời khuyên
Theo các chuyên gia tâm lý, điều quan trọng nhất mà cha mẹ cần làm là tạo ra một không gian an toàn để con có thể chia sẻ mà không sợ bị phán xét. Hãy để con được nói ra nỗi sợ, sự lo lắng căng thẳng và áp lực đang đè nặng trong lòng mình.
- Thay vì hỏi: “Sao con học hoài mà điểm vẫn thấp vậy?”,
- Hãy thử: “Dạo này con có cảm thấy mệt hay áp lực gì không? Mình cùng nói chuyện nhé.”
Lắng nghe bằng ánh mắt, bằng thái độ đồng cảm, không ngắt lời, không “dạy đời” là cách tốt nhất để con mở lòng.
b. Cùng con xây dựng kế hoạch học tập linh hoạt và hiệu quả
Các chuyên gia tâm lý cho biết, không phải con cứ học nhiều giờ là hiệu quả. Việc học liên tục không nghỉ sẽ khiến não bộ con kiệt sức, mất khả năng ghi nhớ và phân tích. Hãy hướng dẫn con học theo chu kỳ Pomodoro (25 phút học – 5 phút nghỉ) hoặc lên lịch ôn tập theo từng mốc thời gian, xen kẽ thời gian giải trí, vận động thể chất.
Việc cha mẹ không kiểm soát quá mức, nhưng vẫn đồng hành trong việc xây dựng lộ trình học sẽ giúp con cảm thấy được hỗ trợ chứ không bị giám sát, tâm lý con vì thế cũng sẽ thoải mái hơn.
c. Thay vì kỳ vọng điểm số, hãy công nhận nỗ lực của con
Ảnh 3: Thay vì kỳ vọng điểm số, hãy công nhận nỗ lực của con
Nhiều học sinh có tâm lý bị tổn thương khi chỉ được khen khi có điểm cao, còn khi điểm thấp thì bị mắng, bị so sánh. Điều này khiến con gắn giá trị bản thân với thành tích, một trong những yếu tố nguy hiểm dẫn đến trầm cảm học đường.
Các chuyên gia tâm lý chia sẻ, Cha mẹ nên:
- Ghi nhận quá trình con cố gắng, không chỉ kết quả
- Khen ngợi sự tiến bộ dù nhỏ nhất
- Tránh các câu như “con phải hơn bạn A, bạn B”, thay vào đó hãy hỏi “con thấy hôm nay mình học tốt hơn hôm qua không?”
Sự công nhận đúng cách sẽ giúp con phục hồi năng lượng, lấy lại sự tự tin và cảm thấy “mình có giá trị” kể cả khi kết quả không như mong đợi.
d. Khuyến khích con duy trì sức khỏe thể chất và tinh thần
Dưới áp lực thi cử căng thẳng và mệt mỏi, học sinh thường bỏ bữa, ngủ ít, ít vận động. Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe tâm lý. Cha mẹ có thể hỗ trợ con bằng cách:
- Nấu các bữa ăn đủ chất, dễ tiêu, tránh thức ăn nhanh
- Nhắc con nghỉ ngơi, không thức khuya sau 11h đêm
- Gợi ý con đi bộ, tập thể dục nhẹ hoặc nghe nhạc thư giãn
- Khuyến khích con viết nhật ký cảm xúc để giải tỏa căng thẳng
Những hành động nhỏ này chính là “liều thuốc bổ” cho tinh thần của con trong mùa thi.
e. Tìm đến chuyên gia tâm lý khi cần thiết
Khi các biểu hiện mệt mỏi, căng thẳng, suy sụp kéo dài và không cải thiện dù đã cố gắng hỗ trợ, cha mẹ đừng ngần ngại đưa con đến gặp chuyên gia tâm lý học đường hoặc các trung tâm tư vấn uy tín.
Việc trị liệu tâm lý không phải là điều gì tiêu cực. Ngược lại, đây là một giải pháp văn minh giúp con học cách hiểu chính mình, kiểm soát cảm xúc và vượt qua giai đoạn khủng hoảng một cách lành mạnh.
Nếu bạn nhận thấy con mình cần sự hỗ trợ từ chuyên gia tâm lý hay bác sĩ tâm thần, hãy bắt đầu bằng cách tìm kiếm một trung tâm hoặc dịch vụ tư vấn tâm lý đáng tin cậy. Bạn có thể lựa chọn tư vấn trực tiếp hoặc tư vấn online, tùy vào điều kiện và mức độ thoải mái của bạn và con. Quan trọng nhất, hãy cởi mở trong việc chia sẻ và đón nhận những hướng dẫn từ chuyên gia.
Với sự phối hợp giữa Bác sĩ Tâm thần - Chuyên gia tâm lý và ứng dụng Công nghệ trong chăm sóc sức khỏe tinh thần, dịch vụ tư vấn/tham vấn Safe and Sound tự hào tiên phong hỗ trợ bạn “Tự phát hiện sớm - Sơ cứu cảm xúc tức thời - Hỗ trợ đồng hành dài hạn”.
Nếu bạn nghi ngờ mình gặp vấn đề tâm lý, hoặc muốn biết thêm thông tin về dịch vụ tham vấn - tư vấn tâm lý, bạn có thể liên hệ tới HOTLINE 0964 778 911 (Điện thoại/Zalo, 24/7) để được giải đáp và hỗ trợ trong thời gian sớm nhất!
CÁCH THỨC ĐẶT LỊCH HẸN tham vấn/tư vấn trực tuyến hoặc trực tiếp với chuyên gia
- Tại Fanpage Bác sĩ tâm lý SNS
- Hoặc tải và đặt lịch tham vấn trên ứng dụng Safe and Sound để quản lý và theo dõi lịch mọi lúc, mọi nơi
Safe and Sound - thuộc Viện Ứng dụng Công nghệ Y tế (IMT)
Xem thêm:
Dấu hiệu của trầm cảm ở tuổi dậy thì
Cùng bác sĩ tâm lý lắng nghe con: Hiểu về trầm cảm tuổi dậy thì
Áp lực thi cử ảnh hưởng như thế nào tới sức khoẻ tâm lý của học sinh?