0

Nên nói gì với người bị bệnh trầm cảm (Phần 1) | Safe and Sound

Trầm cảm là một vấn đề tâm lý phổ biến và nghiêm trọng, ảnh hưởng đến hàng triệu người trên khắp thế giới. Các chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm lý cho biết, khi đối diện với người thân, bạn bè hoặc đồng nghiệp đang trải qua trầm cảm, chúng ta thường lúng túng không biết nên nói gì để hỗ trợ họ một cách đúng đắn. Bài viết này sẽ cung cấp những lời khuyên hữu ích giúp bạn tiếp cận và nói chuyện với người bị bệnh trầm cảm.

Ngô Thị Sáng | Thạc sĩ Giáo dục học – Viện tâm lý và sức khoẻ tinh thần SnS

Trung tâm Nghiên cứu Sức khoẻ Cộng đồng và Phát triển

1. Nói với người bị trầm cảm rằng bạn quan tâm họ

Ảnh 1: Nói với người bị trầm cảm rằng bạn quan tâm họ

Các chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm lý cho biết, chỉ với câu nói đơn giản “Tôi quan tâm bạn” có thể có ý nghĩa rất lớn đối với một người bị bệnh trầm cảm khi mà họ có thể cảm thấy như cả thế giới đang chống lại họ. Một cái ôm hoặc một cái chạm nhẹ của bàn tay thậm chí có thể truyền tải thông điệp này. Điều quan trọng là tiếp cận và cho người đó biết rằng họ quan trọng với bạn.

Mặc dù ban đầu bạn có thể cảm thấy lúng túng và không chắc chắn, nhưng các chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm lý khuyên hãy biết rằng bất cứ điều gì bạn nói không nhất thiết phải sâu sắc hay thơ mộng. Nó chỉ nên là thứ xuất phát từ lòng trắc ẩn và sự chấp nhận.

Người mắc bệnh trầm cảm cần sự hỗ trợ đặc biệt từ các chuyên gia tâm lý để quản lý và giảm thiểu triệu chứng. Quá trình chăm sóc thường bắt đầu bằng một cuộc đánh giá cụ thể để xác định mức độ trầm cảm mà người bệnh đang trải qua. Dựa trên đánh giá, chuyên gia tâm lý của Safe and Sound sẽ phát triển một kế hoạch điều trị riêng biệt, tùy thuộc vào nhu cầu và tình trạng cụ thể của từng người.

2. Nhắc nhở người bị bệnh trầm cảm rằng bạn luôn ở đó vì họ

Theo các chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm lý, trầm cảm có thể khiến một người cảm thấy như thể không ai hiểu những gì bạn đang cảm thấy hoặc thậm chí không đủ quan tâm để cố gắng hiểu, điều này có thể khiến họ bị cô lập và choáng ngợp.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng mọi người có xu hướng rút lui khi họ chán nản, vì vậy, tiếp cận với một người đang có dấu hiệu trầm cảm là bước quan trọng đầu tiên. Các chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm lý khuyên rằng nếu người bị bệnh trầm cảm chưa sẵn sàng nói chuyện, hãy tiếp tục hỗ trợ bằng cách dành thời gian cho họ và cố gắng kiểm tra thường xuyên, trực tiếp, qua điện thoại hoặc qua tin nhắn.

Ban đầu, bạn có thể không biết điều này sẽ trông như thế nào, nhưng hãy biết rằng chỉ cần nhắc nhở người bị bệnh trầm cảm rằng bạn là người mà họ có thể dựa vào cũng có thể là nguồn động viên rất lớn với họ. Và bác sĩ Safe and Sound luôn đồng hành cùng bạn, bất cứ khi nào bạn cần!

3. Hỏi họ cách bạn có thể giúp đỡ

Ảnh 2: Hỏi họ cách bạn có thể giúp đỡ

Trầm cảm đặt một gánh nặng lớn lên người đang trải qua nó, cả về thể chất lẫn tinh thần, vì vậy có nhiều điều bạn có thể làm để giảm bớt gánh nặng khi bạn của bạn hồi phục.

Theo các chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm lý, người bị bệnh trầm cảm có thể miễn cưỡng chấp nhận lời đề nghị của bạn vì sợ trở thành gánh nặng cho bạn, vì vậy hãy nói rõ rằng bạn không phiền và muốn giúp đỡ theo cách mà bạn biết họ sẽ giúp đỡ bạn trong tình huống tương tự.

Cũng có thể dấu hiệu trầm cảm khiến họ mệt mỏi và suy sụp đến mức họ thậm chí không biết phải nhờ đến sự giúp đỡ nào. Hãy chuẩn bị sẵn một số gợi ý cụ thể, có thể bao gồm:

- Sáng mai, bạn có muốn tôi hỗ trợ công việc nhà hoặc mua sắm gì ở hàng tạp hóa không?

- Bạn có muốn tôi chở bạn đến các cuộc hẹn với bác sĩ của bạn hôm tới không?

Các chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm lý cho biết, bạn hãy cụ thể về cả thời gian và hoạt động hữu ích có thể. Ví dụ, thay vì nói "Tôi có thể giúp gì cho bạn?" có thể hỏi, "Tôi có thể đến vào sáng thứ Bảy và hỗ trợ bạn một số việc nhà cho bạn được không?"

Cũng nên nhớ rằng sự giúp đỡ mà bạn nghĩ rằng bạn mình có thể cần có thể không phù hợp với những gì thực sự có lợi trong mắt họ. Việc cần làm là đề xuất và lắng nghe.

4. Khuyến khích họ nói chuyện với một chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm lý

Ảnh 3: Khuyến khích họ nói chuện với chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm lý

Điều trị trầm cảm là một phần rất quan trọng, nhưng các chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm lý cho biết, mọi người thường cảm thấy xấu hổ về tình trạng của mình hoặc bi quan về việc liệu điều trị trầm cảm có thực sự hữu ích hay không.

Nếu người bị bệnh trầm cảm chưa từng tham vấn tâm lý, hãy khuyến khích họ tìm kiếm sự giúp đỡ và trấn an họ rằng không có gì sai khi yêu cầu hỗ trợ. Trầm cảm là một căn bệnh có thật và có thể điều trị được.

Nếu người bị bệnh trầm cảm đang gặp một chuyên gia tâm lý hoặc bác sĩ tâm lý, hãy đề nghị giúp họ lấy thuốc hoặc đưa họ đến nơi đúng giờ hẹn.

Chúng tôi tin rằng sự kết hợp giữa chuyên gia tâm lý và bác sỹ tâm lý sẽ đem lại hỗ trợ tốt nhất cho bạn. Đội ngũ chuyên gia của Safe and Sound đáp ứng khắt khe các tiêu chuẩn, giúp bạn giải quyết đa dạng các vấn đề tâm lý bao gồm: Trầm cảm sau sinh, lo âu, rối loạn phân liệt cảm xúc, các vấn đề về giấc ngủ, rối loạn cảm xúc, các mối quan hệ, chấn thương tinh thần,…

- Bề dày kinh nghiệm hành nghề với đa dạng vấn đề tâm lý

- Kỹ năng đánh giá, tham vấn và xây dựng kế hoạch hỗ trợ hiệu quả

- Kết hợp linh hoạt các kỹ thuật, phương pháp để hỗ trợ hiệu quả và duy trì kết quả bền vững

5. Hỏi họ nếu họ muốn chia sẻ

Đôi khi, điều quan trọng nhất bạn có thể làm cho một người đang bị bệnh trầm cảm là chỉ cần lắng nghe một cách thông cảm khi họ nói về điều đang khiến họ thấy phiền lòng, giúp họ giải tỏa áp lực của những cảm xúc bị dồn nén.

Theo các chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm lý hãy đảm bảo bạn lắng nghe mà không ngắt lời. Tất cả chúng ta đều mong muốn xử lí mọi vấn đề cho những người chúng ta quan tâm và thường đưa ra những cách khắc phục nhanh chóng để đối phó với cảm giác bất lực của chính mình. Đôi khi những người bị bệnh trầm cảm chỉ cần nói chuyện mà không cần để cuộc trò chuyện tiếp tục bằng những lời khuyên có ý nghĩa.

Lắng nghe có thể giúp làm cho nỗi đau tinh thần và cảm xúc của họ trở nên dễ chịu hơn khi họ trải qua quá trình điều trị do chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm lý chỉ định.

6. Đội ngũ chuyên gia của Safe and Sound là ai?

Chúng tôi biết rằng việc tìm một chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm thần phù hợp với nhu cầu cá nhân và tính cách của bạn có thể là một nhiệm vụ khó khăn và không dễ dàng.

Bên cạnh đó, Safe and Sound sẽ:

- KHÔNG coi bạn là bệnh nhân: Ngược lại, chúng tôi coi bạn là một người can đảm đang chống chọi với cả một bầu trời u tối đang chực chờ sụp xuống. Chuyên gia của Safe and Sound có thể góp thêm với bạn một đôi tay trong nỗ lực này.

- KHÔNG dạy đời bạn: Chúng tôi sẽ cùng bạn nâng dậy nguồn năng lượng tích cực mà lâu nay đã bị quá nhiều áp lực và khổ đau đè sát đất.

- KHÔNG lạm dụng thuốc và hoá dược: Ngược lại, chúng tôi sẽ cùng bạn tìm đến những giải pháp hiệu quả và tự nhiên.

: Nên nói gì với người bị bệnh trầm cảm (Phần 1) | Safe and Sound

Đăng ký nhận tư vấn ngay

Nhận tư vấn về sức khoẻ tinh thần từ Safe and Sound