0

Những liệu pháp điều trị rối loạn lo âu của bác sĩ tâm lý | Safe and Sound

Rối loạn lo âu đặc trưng bởi tình trạng lo lắng quá mức, mơ hồ và kéo dài. Sự lo âu không thể kiểm soát ảnh hưởng đến tâm lý và sức khoẻ thể chất của người bệnh. Do vậy, cần chủ động điều trị để kiểm soát chứng bệnh này. Các bác sĩ tâm lý thực hiện điều trị theo nguyên tắc giảm bớt sự lo âu, căng thẳng quá mức và cải thiện các vấn đề sức khỏe thể chất. Đồng thời, trang bị kỹ năng để người bệnh có thể ứng phó với những tình huống căng thẳng.

Nguyễn Thị Hồng Hạnh | Bác sĩ - Viện tâm lý và sức khỏe tinh thần SnS

Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe Cộng đồng và Phát triển

1. Tâm lý trị liệu

Liệu pháp tâm lý là phương pháp chính trong điều trị rối loạn lo âu. Phương pháp này không sử dụng thuốc mà thông qua tương tác giữa bác sĩ tâm lý và bệnh nhân để thay đổi nhận thức, suy nghĩ của bệnh nhân nhằm giúp bệnh nhân chế ngự nỗi sợ và sự ám ảnh quá mức. Bác sĩ tâm lý cho biết, phương pháp này còn giúp người bệnh giải tỏa căng thẳng, bộc lộ suy nghĩ và quan điểm.

Ảnh 1: Trị liệu tâm lý là phương pháp chính trong điều trị rối loạn lo âu

Trị liệu tâm lý thường được bác sĩ tâm lý thực hiện song song với điều trị dược lý nhằm nâng cao tâm trạng và tăng mức độ hợp tác khi trị liệu. Ngoài việc thay đổi suy nghĩ và nhận thức của người bệnh, phương pháp này còn giúp bệnh nhân điều chỉnh hành vi, hình thành những thói quen tốt và chủ động hơn trong cuộc sống.

Theo bác sĩ tâm lý, trị liệu tâm lý là hình thức “chữa bệnh bằng lời nói” nên an toàn và lành tính. Ngoài ra, trị liệu tâm lý còn trang bị những kỹ năng cần thiết để người bệnh dễ dàng ổn định cuộc sống, hòa nhập và thích nghi với cộng đồng.

2. Liệu pháp hoá dược

Bác sĩ tâm lý cho biết, thuốc được sử dụng trong điều trị rối loạn lo âu nhằm giải tỏa các cảm xúc tiêu cực và giảm các triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật, triệu chứng cơ thể (tim đập nhanh, đổ mồ hôi, đau đầu, mất ngủ,…). Nguyên tắc khi sử dụng thuốc trong điều trị bệnh lý này là không dùng nhiều loại thuốc và hạn chế sử dụng kéo dài.

Các loại thuốc được sử dụng trong điều trị rối loạn lo âu:

- Thuốc ức chế tái hấp thu có chọn lọc (SSRIs)

- Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin và norepinephrine (SNRIs)

- Thuốc chống trầm cảm 3 vòng (TCA)

- Thuốc ức chế monoamin oxydase

- Thuốc an thần, giải lo âu

- Thuốc chống loạn thần

Ảnh 2: Sử dụng thuốc giúp cải thiện tình trạng lo âu, phiền muộn

Các loại thuốc điều trị rối loạn lo âu có thể gây ra một số tác dụng phụ. Do đó, người bệnh cần gặp bác sĩ tâm lý để được điều trị đúng phác đồ và xử lý sớm các tác dụng không mong muốn.

3. Các biện pháp hỗ trợ

Rối loạn lo âu ảnh hưởng nhiều đến cảm xúc và cuộc sống của người bệnh. Chính vì vậy ngoài các phương pháp chuyên sâu, bác sĩ tâm lý khuyến nghị bệnh nhân áp dụng một số biện pháp hỗ trợ để cải thiện tâm trạng và giảm nhẹ các triệu chứng thể chất do chứng bệnh này gây ra.

Các biện pháp hỗ trợ trong điều trị rối loạn lo âu:

- Ngồi thiền: Thiền định đã được bác sĩ tâm lý chứng minh là liệu pháp hỗ trợ điều trị rối loạn lo âu, trầm cảm cùng với các rối loạn cảm xúc thường gặp khác. Khi ngồi thiền, thân thể và tâm trí hợp nhất giúp gạt bỏ hết những phiền muộn, căng thẳng và lo âu trong suy nghĩ. Ngoài ra, kỹ thuật này còn giúp điều hòa nhịp thở, cải thiện chức năng não bộ, tim mạch và các cơ quan nội tạng.

- Hít thở sâu: Hít thở sâu là biện pháp đơn giản giúp giải tỏa căng thẳng và lo âu. Theo bác sĩ tâm lý, kỹ thuật thở sâu còn giúp giữ bình tĩnh và kiểm soát được các cảm xúc thái quá. Để thực hiện kỹ thuật này, bạn cần ngồi hoặc đứng thẳng, thả lỏng cơ thể và hít sâu bằng mũi, thở ra từ từ bằng miệng. Thực hiện khoảng vài lần để cải thiện tâm trạng, xoa dịu cảm xúc lo âu và căng thẳng.

Ảnh 3: Hít thở sâu giúp giải toả căng thẳng và lo âu

- Liệu pháp mùi hương: Mùi hương có khả năng kích thích khứu giác và tạo ra tác động lên não bộ. Từ đó giúp sản sinh các hormone như serotonin và endorphin. Các bác sĩ tâm lý cho biết, những hormone này có tác dụng thư giãn, giải tỏa căng thẳng, phiền muộn và mang lại tâm trạng thoải mái, lạc quan. Ngoài ra, liệu pháp mùi hương còn giúp an dịu thần kinh và cải thiện chất lượng giấc ngủ hiệu quả.

- Cân đối thời gian nghỉ ngơi, làm việc và học tập. Tránh làm việc và học tập với cường độ cao khiến não bộ bị căng thẳng. Tình trạng này sẽ khiến cho mức độ lo âu và căng thẳng trầm trọng hơn theo thời gian.

- Xây dựng chế độ ăn hợp lý với đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết như tinh bột, vitamin, khoáng chất và protein (đạm). Bác sĩ tâm lý nhấn mạnh, bệnh nhân cũng nên hạn chế đồ ăn chứa nhiều chất béo bão hòa, đường, rượu bia, cà phê và tránh hút thuốc lá.

Xem thêm:

: Những liệu pháp điều trị rối loạn lo âu của bác sĩ tâm lý | Safe and Sound

Đăng ký nhận tư vấn ngay

Nhận tư vấn về sức khoẻ tinh thần từ Safe and Sound