0

Những lời khuyên từ bác sĩ tâm lý khi bị áp lực công việc (phần 1) | Safe and Sound

Chắc hẳn trong chúng ta, khi đã thực sự là một người trưởng thành, phải đối mặt với vấn đề “cơm, áo, gạo, tiền” không ai có thể tránh khỏi những thời điểm cảm thấy stress vì áp lực công việc. Tìm ra nguyên nhân, đặt ra mục tiêu tương lai, tìm kiếm nguồn cảm hứng khi đến công ty chính là những lời khuyên từ bác sĩ tâm lý cho người stress, mệt mỏi vì áp lực công việc.

Nguyễn Thị Hồng Hạnh | Bác sĩ - Viện tâm lý và sức khỏe tinh thần SnS

Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe Cộng đồng và Phát triển

1. Hãy liệt kê những điểm tích cực và tiêu cực của công việc

Khi chúng ta cảm thấy chán ghét một thứ gì đó thì sẽ chỉ luôn nhìn vào mặt tiêu cực của vấn đề và điều này sẽ càng làm bạn cảm thấy ám ảnh bởi nó hơn. Tuy nhiên, bác sĩ tâm lý cho biết, việc xác định được chính xác nguyên nhân và hiểu rõ về nó sẽ giúp bạn có hướng giải quyết phù hợp hơn.

Hãy thử bình tĩnh và tìm một nơi thật yên ắng, hít thật sâu và liệt kê ra những lý do khiến bạn nên tiếp tục làm công việc này và những lý do khiến công việc này thật nhàm chán. Đặc biệt nếu bạn đang có ý định nghỉ làm thì lời khuyên cho người stress, mệt mỏi vì công việc này sẽ thực sự đưa ra một kết quả để biết nếu nghỉ việc có thực sự đúng đắn không.

Theo bác sĩ tâm lý, trong bất cứ vấn đề nào cũng luôn có hai mặt, nếu bạn chỉ nhìn vào những điều xấu xí sẽ thấy nó thực sự tiêu cực và không còn muốn đi làm. Trong khi đó việc nhìn nhận những mặt tích cực lại giúp bạn dễ dàng chấp nhận hơn hay chính xác là tạo một điểm tựa vững chắc để vẫn tiếp tục với công việc hiện tại.

2. Thay đổi cách nhìn và lên kế hoạch cho tương lai

Một lời khuyên từ bác sĩ tâm lý cho người mệt mỏi, stress vì áp lực công việc chính là hãy thử thay đổi góc nhìn của bạn, từ góc nhìn đó lên cho bản thân một hoạch định cho tương lai. Mục tiêu chính là ánh sáng hy vọng để chúng ta bước tiếp dù con đường đấy có khó khăn hay mệt mỏi thế nào.

Ảnh 1: Thay đổi góc nhìn

Chẳng hạn bạn đang vô cùng mệt mỏi, stress với công việc, nghĩ đến đi làm là căng thẳng nhưng nguồn thu nhập lại rất ổn định, có thể giúp bạn nuôi bản thân và gửi cả về cho cha mẹ. Nếu bạn nghỉ việc đột ngột thì cuộc sống có thể sẽ khó khăn hơn rất, bạn sẽ thất nghiệp và chưa chắc thời điểm nào có thể tìm được việc nếu năng lực chưa quá ổn định.

Cách giải quyết ở đây chính là đặt mục tiêu làm trong 3 tháng nữa, tích đủ tiền tiết kiệm có thể nuôi bản thân trong 1- 2 tháng, như vậy trong thời gian chưa có việc bạn vẫn có thể tự chăm sóc cho mình. Hay nếu thấy công việc ở đây quá ít không có định hướng phát triển lâu dài thì bạn có thể nhân cơ hội rảnh để học thêm nhiều kiến thức mới trước khi nghỉ làm và tìm một công việc khác.

Thay đổi một chút góc nhìn, cách suy nghĩ vấn đề sẽ làm tinh thần bạn thoải mái hơn. Đây không chỉ là lời khuyên của bác sĩ tâm lý dành cho người stress, mệt mỏi vì công việc mà còn áp dụng được cho nhiều trường hợp, tình huống khác trong cuộc sống.

3.  Ngưng than vãn

Dự án này không phù hợp với bản thân, công việc này quá sức với năng lực hiện tại của bản thân, đồng nghiệp đều không ai chịu giúp đỡ,... đã bao giờ bạn cảm thấy như thế? Bác sĩ tâm lý nhấn mạnh, lời than vãn không thể giúp bạn giải quyết được stress mà chỉ khiến bạn trở nên mệt mỏi, chán ngán với công việc này hơn mà thôi. Do đó, hãy ngưng than vãn.

Theo bác sĩ tâm lý, than vãn chỉ làm bạn mất thêm thời gian thay vào đó hãy dành khoảng thời gian đó để tìm được một điểm mới lạ giúp bạn hứng thú hơn trong công việc hoặc trau dồi kỹ năng đó một cách xuất sắc nhất. Chẳng hạn làm xong việc của mình bạn có thể nghiên cứu các phần khác, đóng góp ý kiến. Biết đâu sếp có thể để ý và cân nhắc xét duyệt bạn với các chức vụ cao hơn nhờ tinh thần ham học hỏi này. Tìm kiếm những điều mới trong công việc cũng sẽ tạo cho bạn sự hứng thú hơn.

4. Trao đổi với cấp trên và đồng nghiệp

Stress công việc thường xuất phát từ việc bạn chưa phân bổ thời gian làm việc hợp lý, khối công việc quá lớn hay tính chất công việc vượt ngoài so với năng lực bản thân. Lời khuyên bác sĩ tâm lý dành cho người stress, mệt mỏi vì áp lực công việc chính là hãy thẳng thắn trao đổi và tìm sự giúp đỡ từ những người đã có kinh nghiệm, đó có thể là sếp hoặc đồng nghiệp của bạn.

Ảnh 2: Hãy thẳng thắn chia sẻ với cấp trên

Chẳng hạn nếu thấy dự án hiện tại quá với năng lực bản thân, bạn hãy thẳng thắn trao đổi với sếp để đưa ra phương án phù hợp. Bác sĩ tâm lý khuyến nghị, bạn nên tìm hiểu kỹ về dự án đó, đưa ra các kế hoạch, phân tích về ưu/nhược điểm của bản thân để cấp trên có thể nhìn nhận rõ sự cố gắng của bạn, tránh trường hợp nhìn nhận bạn là người yếu kém. Hay tương tự với đồng nghiệp, chắc chắn trong một môi trường làm việc tốt sẽ vẫn luôn có những người sẵn sàng hỗ trợ bạn trong công việc để mọi người cùng nhau phát triển.

Xem thêm:

Cơ thể chúng ta phản ứng với stress công việc như thế nào?

9 cách vượt qua stress công việc (phần 1)

: Những lời khuyên từ bác sĩ tâm lý khi bị áp lực công việc (phần 1) | Safe and Sound

Đăng ký nhận tư vấn ngay

Nhận tư vấn về sức khoẻ tinh thần từ Safe and Sound