0

Rối loạn lo âu bệnh tật là gì? | Safe and Sound

Trước kia, rối loạn lo âu bệnh tật được chuyên gia tâm lý gọi là chứng bệnh tưởng (hypochondria), tình trạng này liên quan đến một người lo lắng một cách thái quá về việc mình sẽ bị bệnh nặng, ngay cả khi đi thăm khám bệnh y khoa kỹ lưỡng đã không hề cho thấy điều gì bất thường.

 

Nguyễn Thị Hồng Hạnh | Bác sĩ - Viện tâm lý và sức khỏe tinh thần SnS

Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe Cộng đồng và Phát triển

1. Định nghĩa rối loạn lo âu bệnh tật

Theo chuyên gia tâm lý, bệnh tưởng được xem là hai thể tách biệt: rối loạn lo âu bệnh tật (illness anxiety disorder) - nếu không hề có triệu chứng hoặc các triệu chứng chỉ ở mức độ nhẹ; rối loạn triệu chứng thực thể (somatic symptom disorder) - nếu có các triệu chứng thể chất lớn đang gây ra căng thẳng cảm xúc. Các chuyên gia tâm lý cho biết, những người mắc rối loạn lo âu bệnh tật trở nên cực kỳ lo lắng cho sức khỏe của họ. Một vài người có cảm giác thổi phồng về một căn bệnh đang tồn tại (khoảng 20% trong đó đang thực sự có vấn đề về tim, hô hấp, tiêu hoá hay thần kinh). Họ đinh ninh rằng những triệu chứng này là dấu hiệu của một căn bệnh nghiêm trọng mà chuyên gia tâm lý, bác sĩ đã bỏ qua.

Chứng rối loạn lo âu bệnh tật thường kéo dài, thay đổi về mức độ nghiêm trọng và có thể tệ đi theo tuổi tác hoặc do căng thẳng. Nó có thể được kích hoạt bởi một biến cố lớn trong cuộc đời. 

Một người lo âu hay trầm cảm dễ mắc rối loạn này hơn. Việc đánh giá và điều trị của chuyên gia tâm lý chú trọng vào việc ngừng các hành vi né tránh và trấn an, tái đánh giá các niềm tin về sức khoẻ và tăng cường sự chấp nhận về những việc không thể đoán định.

2. Triệu chứng rối loạn lo âu bệnh tật

Rối loạn lo âu bệnh tật là tình trạng lo lắng quá mức rằng mình đang bị một bệnh gì đó rất nghiêm trọng 

Các chuyên gia tâm lý cho rằng, triệu chứng của rối loạn lo âu bệnh tật thường liên quan đến việc bạn bận tâm quá mức rằng mình đang mắc một bệnh gì đó nghiêm trọng, cho dù chỉ dựa vào những cảm giác bình thường của cơ thể hoặc những dấu hiệu rất nhỏ (như chỉ là một chấm nhỏ trên da). Các triệu chứng gồm:

  • Bận tâm rằng mình đang mắc một tình trạng bệnh lý nào đó rất nghiêm trọng.
  • Lo lắng rằng những triệu chứng rất nhỏ, hoặc những cảm giác cơ thể có nghĩa là bạn đang mắc bệnh rất nặng.
  • Dễ cảnh giác với mọi vấn đề sức khỏe.
  • Không tin tưởng sau mỗi lần khám bác sĩ hoặc khi làm xét nghiệm không ra bệnh.
  • Lo lắng quá mức về một bệnh nào đó hoặc cho rằng mình có nguy cơ cao bị bệnh đó vì bệnh đó di truyền trong gia đình.
  • Căng thẳng quá nhiều về những bệnh tật có thể mắc làm cho bạn giảm năng suất làm việc.
  • Kiểm tra đi kiểm tra lại các dấu hiệu bệnh tật trên cơ thể của bạn.
  • Thường xuyên đi khám quá mức để cảm thấy an tâm, hoặc ngược lại có trường hợp tránh không đi khám vì sợ phát hiện ra mình bệnh nặng.
  • Tránh mọi người, địa điểm, những hoạt động mà cho rằng có nguy cơ về sức khỏe.
  • Nói quá nhiều về tình trạng sức khỏe của mình hoặc những bệnh có thể mắc.
  • Thường xuyên đọc trên internet về nguyên nhân của các triệu chứng hoặc những bệnh có thể mắc.

3. Yếu tố nguy cơ mắc rối loạn lo âu bệnh tật

Người bệnh hay gặp căng thẳng, áp lực trong cuộc sống có nguy cơ mắc bệnh

Rối loạn lo âu bệnh tật thường bắt đầu ở giai đoạn trưởng thành hoặc trung niên, có thể tăng lên khi về già. Đối với người già, chuyên gia tâm lý cho biết rối loạn lo âu bệnh tật thường là sợ bị mất trí nhớ. Những yếu tố nguy cơ thường gồm:

  • Tiền sử gia đình mắc các rối loạn lo âu: Nếu trong gia đình có người từng mắc các chứng rối loạn lo âu, bạn có thể có nguy cơ cao hơn mắc rối loạn lo âu bệnh tật. Vì yếu tố di truyền và sự ảnh hưởng từ môi trường gia đình đều đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành hành vi và phản ứng lo âu, chuyên gia tâm lý chia sẻ.

  • Sang chấn tâm lý: Những sự kiện căng thẳng, chẳng hạn như mất mát người thân, trải qua tai nạn nghiêm trọng hoặc mắc bệnh hiểm nghèo, có thể tạo nên tâm lý lo sợ bệnh tật. Những tình huống này có thể làm cho người mắc dễ dàng lo lắng với những triệu chứng cơ thể và khiến họ tin rằng mình đang mắc bệnh nặng.

  • Từng mắc bệnh nặng: Theo chuyên gia tâm lý, những người từng trải qua những căn bệnh nghiêm trọng có thể phát triển sự ám ảnh với việc theo dõi sức khỏe và lo sợ bệnh tái phát. Ngay cả khi đã bình phục, họ vẫn có thể cảm thấy ám ảnh với việc kiểm tra sức khỏe liên tục và lo sợ về bệnh tật trong tương lai.

  • Tính cách hay lo lắng: Những người có tính cách cầu toàn, hay lo lắng về sức khỏe hoặc vấn đề nhỏ nhặt thường có nguy cơ cao hơn mắc rối loạn lo âu bệnh tật. Họ dễ dàng biến những triệu chứng cơ thể nhẹ thành dấu hiệu của những bệnh lý nghiêm trọng.

  • Tiếp xúc với nhiều thông tin về bệnh tật: các chuyên gia tâm lý chỉ ra rằng, việc tiếp xúc thường xuyên với các thông tin tiêu cực về sức khỏe, chẳng hạn như đọc báo, xem TV hoặc tìm kiếm thông tin y tế trên mạng một cách quá mức, có thể khiến những lo lắng trở nên nghiêm trọng hơn.

  • Thiếu kiến thức về y khoa: Người không có đủ kiến thức về các bệnh, triệu chứng cơ thể thường dễ rơi vào tình trạng tự suy diễn và lo sợ, chuyên gia tâm lý chia sẻ. Những dấu hiệu bình thường như nhức đầu, đau bụng nhẹ có thể bị hiểu nhầm là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng, dẫn đến lo âu quá mức.

  • Áp lực xã hội và công việc: Những người thường xuyên đối mặt với áp lực công việc, học tập hoặc các tình huống căng thẳng trong cuộc sống có thể dễ dàng chuyển những lo lắng về cuộc sống sang lo lắng về sức khỏe. Điều này khiến họ thường xuyên cảm thấy căng thẳng và ám ảnh về tình trạng sức khoẻ, chuyên gia tâm lý cho biết.

Xem thêm: Có thể chữa dứt điểm rối loạn lo âu không?

4. Hậu quả của rối loạn lo âu bệnh tật

4.1. Ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần

Rối loạn lo âu bệnh tật khiến người mắc luôn trong tình trạng lo lắng, căng thẳng về sức khỏe. Theo chuyên gia tâm lý, tình trạng này có thể dẫn đến các hậu quả như:

  • Trầm cảm: Sự ám ảnh và lo sợ liên tục về bệnh tật có thể khiến người mắc cảm thấy mất hy vọng và buồn bã, dẫn đến trầm cảm.
  • Rối loạn giấc ngủ: Sự lo âu liên tục có thể khiến bạn gặp khó khăn trong việc thư giãn và ngủ ngon, gây mất ngủ hoặc giấc ngủ không sâu.
  • Căng thẳng kéo dài: các nghiên cứu của chuyên gia tâm lý đã chỉ ra rằng, lo lắng liên tục về sức khỏe có thể dẫn đến căng thẳng mạn tính, ảnh hưởng đến khả năng xử lý vấn đề hàng ngày và khả năng tập trung.

4.2. Ảnh hưởng tiêu cực đến công việc và học tập

Chuyên gia tâm lý cho thấy  rằng, sự ám ảnh về sức khỏe có thể khiến người mắc khó tập trung vào công việc hoặc học tập. Họ thường phải nghỉ việc hoặc xin nghỉ học vì lo lắng về các triệu chứng bệnh lý tưởng tượng, dẫn đến giảm năng suất làm việc. Trong những trường hợp nghiêm trọng, người mắc có thể mất việc vì không thể hoàn thành công việc đúng hạn do quá nhiều thời gian dành cho các xét nghiệm hoặc gặp bác sĩ.

4.3. Giảm chất lượng cuộc sống

Sự lo lắng quá mức khiến bạn không thể thư giãn hoặc tham gia các hoạt động giải trí, du lịch và các sự kiện vui vẻ khác. Họ luôn sợ rằng bệnh tật sẽ xảy ra bất cứ lúc nào, làm mất đi niềm vui sống. Ngoài ra, chuyên gia tâm lý cho biết rằng, mặc dù ban đầu các triệu chứng lo lắng về sức khỏe chỉ là do tâm lý, nhưng căng thẳng kéo dài có thể dẫn đến sự suy giảm sức khỏe thể chất thật sự, chẳng hạn như huyết áp cao, đau dạ dày và các bệnh lý liên quan đến căng thẳng.

4.4. Tác động tài chính

Theo chuyên gia tâm lý, việc thường xuyên khám bệnh, yêu cầu các xét nghiệm và sử dụng dịch vụ y tế không cần thiết có thể làm gia tăng chi phí y tế cho người bệnh. Ngoài ra, nếu rối loạn lo âu bệnh tật ảnh hưởng đến công việc, thu nhập của người mắc cũng có thể bị suy giảm, tạo ra áp lực tài chính lớn.

Hậu quả của rối loạn lo âu bệnh tật có thể rất nghiêm trọng, làm suy giảm chất lượng cuộc sống và ảnh hưởng tiêu cực đến cả sức khỏe tinh thần lẫn thể chất. Việc liên hệ với Safe and Sound để được chuyên gia tâm lý can thiệp sớm là cần thiết để giúp người bệnh vượt qua nỗi sợ hãi và khôi phục lại cân bằng cuộc sống.

Với sự phối hợp giữa Bác sĩ Tâm thần -  Chuyên gia tâm lý và ứng dụng Công nghệ trong chăm sóc sức khỏe tinh thần, dịch vụ tư vấn/tham vấn Safe and Sound tự hào tiên phong hỗ trợ bạn  “Tự phát hiện sớm - Sơ cứu cảm xúc tức thời - Hỗ trợ đồng hành dài hạn”.

Nếu bạn nghi ngờ mình gặp vấn đề tâm lý, hoặc muốn biết thêm thông tin về dịch vụ tham vấn - tư vấn tâm lý, bạn có thể liên hệ tới HOTLINE 0964 778 911 (Điện thoại/Zalo, 24/7) để được giải đáp và hỗ trợ trong thời gian sớm nhất! 

CÁCH THỨC ĐẶT LỊCH HẸN tham vấn/tư vấn trực tuyến hoặc trực tiếp với chuyên gia

Xem thêm:

 Triệu chứng rối loạn lo âu – những dấu hiệu đặc trưng bạn đã biết?

6 cách giúp bạn thoát khỏi lo âu

: Rối loạn lo âu bệnh tật là gì? | Safe and Sound

Đăng ký nhận tư vấn ngay

Nhận tư vấn về sức khoẻ tinh thần từ Safe and Sound