Rối loạn nhân cách kịch tính là gì? | Safe and Sound

Theo chuyên gia tâm lý, rối loạn nhân cách kịch tính là một dạng rối loạn nhân cách nhóm B kịch tính/cảm xúc/bất định. Người bệnh thường có xu hướng kịch tính hoá các vấn đề một cách thái quá nhằm thu hút sự chú ý quan tâm từ những người xung quanh. Chuyên gia tâm lý cho biết, điều này sẽ gây ảnh hưởng tới các mối quan hệ xã hội, công việc và cuộc sống thường ngày.

Nguyễn Thị Hồng Hạnh | Bác sĩ - Viện tâm lý và sức khỏe tinh thần SnS

Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe Cộng đồng và Phát triển

1. Định nghĩa rối loạn nhân cách kịch tính

Rối loạn nhân cách kịch tính (Histrionic personality disorder – HPD) được chuyên gia tâm lý định nghĩa là một chứng rối loạn tâm thần đặc trưng bởi mô hình cảm xúc cực đoan và hành vi tìm kiếm sự chú ý quá mức. Bệnh thường bắt đầu ở tuổi trưởng thành sớm, rối loạn này thể hiện rất rõ ràng trong các tình huống khác nhau.

Người bệnh mắc chứng rối loạn nhân cách kịch tính thường có tâm lý méo mó, họ thường cố gắng diễn đạt mọi chuyện một cách thái quá, kịch tính hơn nhằm thu hút sự chú ý từ những người xung quanh. Theo chuyên gia tâm lý, họ thường gặp những rắc rối trong cách cư xử giữa con người và con người, đôi khi hành động một cách cứng nhắc và kém lành mạnh. Ít người nhận thức được mình đang mắc bệnh bởi họ cho rằng việc hành động như thế là hết sức bình thường.

2. Triệu chứng rối loạn nhân cách kịch tính

Rối loạn nhân cách kịch tính là chứng rối loạn tâm thần đặc trưng bởi nhu cầu tìm kiếm sự chú ý quá mức

Rối loạn nhân cách kịch tính là một dạng rối loạn tâm lý đặc biệt, thường được các chuyên gia tâm lý nhận diện qua nhiều triệu chứng rõ ràng và đặc trưng. Dưới đây là các biểu hiện dễ thấy:

- Người mắc chứng rối loạn nhân cách kịch tính thường rất ích kỷ. Họ luôn mong muốn trở thành trung tâm, thu hút sự chú ý của mọi người.

- Họ ăn mặc và hành xử rất kịch tính: thu hút mọi ánh nhìn, sự chú ý của mọi người thông qua bề ngoài và phong cách.

- Cảm xúc của họ thay đổi thất thường, điều này khiến người khác nhận xét họ là người nông cạn. 

- Họ thường xuyên thể hiện cảm xúc kịch tích và quá mức, phóng đại mọi thứ xung quanh, đặc biệt là những tình huống ứng xử, xã hội.

- Người mắc hội chứng này liên tục tìm kiếm sự động lòng từ người khác, thay vì tự làm chủ trước cảm xúc của chính mình.

- Họ dễ thay đổi theo quan điểm của người khác, chỉ dựa trên ý kiến hay lời khuyên của người khác mà không có chính kiến bản thân.

- Một đặc điểm đáng chú ý khác là họ thường hiểu nhầm mức độ thân mật trong các mối quan hệ, họ tin mối quan hệ của họ đang rất thân mật dù thực tế không như vậy.

- Dẫu vậy, người mắc chứng rối loạn nhân cách kịch tính vẫn có khả năng hoạt động tốt trong môi trường xã hội và công việc, nếu được cung cấp đầy đủ sự hỗ trợ từ các chuyên gia tâm lý.

Theo chuyên gia tâm lý, người mắc chứng rối loạn nhân cách ranh giới có thể xuất hiện các dấu hiệu từ thời thiếu niên hoặc thời gian đầu của tuổi trưởng thành. Tuy nhiên nếu bệnh bùng phát trong độ tuổi trung niên, việc nhận diện và điều trị trở nên khó khăn hơn.

Đặc trưng của những người mắc chứng rối loạn nhân cách kịch tính chính là phóng đại mọi vấn đề, tin rằng mình là trung tâm của vũ trụ mà không nhận diện thực tế. Chuyên gia tâm lý cho biết, sự kịch tính trong cách họ tương tác với mọi thứ trong cuộc sống khiến họ thường rơi vào những tình huống căng thẳng không cần thiết. Điều này sẽ ảnh hưởng đến chính cuộc sống và tinh thần của người bệnh.

3. Nguyên nhân dẫn đến rối loạn nhân cách kịch tính

Rối loạn nhân cách, bao gồm cả rối loạn nhân cách kịch tính, là một trong những tình trạng sức khỏe tâm lý ít được hiểu rõ nhất.

Theo các chuyên gia tâm lý, nguyên nhân khiến một người bị rối loạn nhân cách kịch tích thường khá phức tạp và có thể liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau, gồm yếu tố di truyền, môi trường sống, tâm lý, hành trình trưởng thành của một con người. Một số nguyên nhân chính được các chuyên gia đưa ra bao gồm:

- Yếu tố di truyền: 

Có một sự liên kết giữa di truyền và rối loạn nhân cách kịch tính. Nếu trong gia đình có người từng mắc rối loạn nhân cách hoặc các rối loạn tâm lý khác, khả năng người đó cũng mắc rối loạn nhân cách kịch tính khá cao. Điều này cho thấy yếu tố di truyền đóng một vai trò rất quan trọng.

- Hành trình trưởng thành:

Môi trường sống và cách nuôi dạy con có thể ảnh hưởng đến việc hình thành rối loạn nhân cách kịch tính. Khi phong cách nuôi dạy con giữa cha mẹ không nhất quán, thiếu ranh giới rõ ràng, quá nuông chiều hoặc ngược lại là không được đáp ứng đủ nhu cầu về tình cảm, có thể phát triển khuynh hướng kịch tính trong hành vi và cảm xúc.

- Yếu tố văn hóa và xã hội:

Xã hội và văn hóa mà con người được sinh ra và lớn lên có góp phần hình thành các đặc điểm của rối loạn nhân cách kịch tính. Theo các chuyên gia tâm lý, khi một người sống trong một cộng đồng được đòi hỏi phải tìm kiếm sự chú ý, nổi bật quá cao, và phải cố gắng để được công nhận có thể dễ phát triển hành vi kịch tính.

- Yếu tố tâm lý:

Những trải nghiệm đau thương từ thời thơ ấu như bị lạm dụng, mất người thân, bị bỏ rơi, chỉ được khen thưởng khi có hành vi thu hút sự chú ý,... sẽ tác động lâu dài đến tâm lý của trẻ. Theo chuyên gia tâm lý, những cảm xúc không được giải quyết hoặc nhận định sai từ thời thơ ấu có thể là yếu tố hình thành rối loạn nhân cách khi lớn lên. Điều này làm nổi bật tầm quan trọng của việc chăm sóc và hỗ trợ tâm lý cho trẻ em sau khi trải qua các biến cố lớn.

4. Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn nhân cách kịch tính theo DSM-5

Người bệnh thường thể hiện hành vi quyến rũ một cách không phù hợp, thậm chí là lố bịch

Theo chuyên gia tâm lý, rối loạn nhân cách kịch tính là một tình trạng cảm xúc kịch phát để lôi kéo sự chú ý của những người xung quanh, bắt đầu sớm ở tuổi trưởng thành, có 5 (hoặc hơn) các biểu hiện sau:

  1. Không cảm thấy thoải mái ở trong các tình huống mà họ không phải là trung tâm chú ý.
  2. Trong mối quan hệ với người khác, họ hay quyến rũ về tình dục hoặc có hành vi khiêu khích.
  3. Thay đổi biểu hiện cảm xúc nhanh rõ rệt. 
  4. Than phiền về các rối loạn cơ thể để được chú ý đến.
  5. Nói rất nhiều nhưng thiếu cụ thể.
  6. Tự kịch tính hoá, đe doạ và bùng nổ cảm xúc.
  7. Luôn cho rằng dễ dàng ảnh hưởng đến những người xung quanh.
  8. Cho rằng bạn bè đối xử thân mật với bệnh nhân hơn so với thực tế.

Rối loạn nhân cách kịch tính không xuất hiện bộc phát ở tuổi trưởng thành, mà được quyết định và ảnh hưởng nhiều từ thời thơ ấu. Phát hiện sớm can thiệp sớm phương châm Safe and Sound hướng đến để giúp đỡ khách hàng kịp thời ngăn chặn hậu quả, sớm hồi phục các mối quan hệ xung quanh mình.

Với sự phối hợp giữa Bác sĩ tâm thần -  Chuyên gia tâm lý và ứng dụng Công nghệ trong chăm sóc sức khỏe tinh thần, dịch vụ tư vấn/tham vấn Safe and Sound tự hào tiên phong hỗ trợ bạn  “Tự phát hiện sớm - Sơ cứu cảm xúc tức thời - Hỗ trợ đồng hành dài hạn”

Nếu bạn nghi ngờ mình gặp vấn đề tâm lý, hoặc muốn biết thêm thông tin về dịch vụ tham vấn - tư vấn tâm lý, bạn có thể liên hệ tới HOTLINE 0964 778 911 (Điện thoại/Zalo, 24/7) để được giải đáp và hỗ trợ trong thời gian sớm nhất! 

CÁCH THỨC ĐẶT LỊCH HẸN tham vấn/tư vấn trực tuyến hoặc trực tiếp với chuyên gia

Safe and Sound thuộc Viện Ứng dụng Công nghệ Y tế (IMT)

Email: safeandsound@imst.org.vn 

Xem thêm: 

: Rối loạn nhân cách kịch tính là gì? | Safe and Sound

Đăng ký nhận tư vấn ngay

Nhận tư vấn về sức khoẻ tinh thần từ Safe and Sound