0

Top 6 tác hại lạm dụng thuốc điều trị mất ngủ đêm | Safe and Sound

Mất ngủ không chỉ là vấn đề cá nhân, mà còn là một thách thức đối với hàng triệu người trên khắp thế giới. Trong nỗ lực tìm kiếm giải pháp nhanh chóng, nhiều người đã chọn cách sử dụng thuốc điều trị mất ngủ. Tuy nhiên, việc lạm dụng các loại thuốc này có thể mang lại nhiều hậu quả tiêu cực, đặc biệt là khi mất ngủ kéo dài. Hãy cùng tìm hiểu về 6 tác hại và lời khuyên từ các bác sĩ tâm lý ngay nào.

Phí Thuỳ Linh | Cử nhân Y tế Công cộng – Viện tâm lý và sức khoẻ tinh thần SnS

Trung tâm Nghiên cứu Sức khoẻ Cộng đồng và Phát triển

1. Phụ thuộc và gây nhờn thuốc

Một trong những tác hại nổi bật của việc lạm dụng thuốc điều trị mất ngủ đêm là nguy cơ mắc phải tình trạng phụ thuộc vào thuốc. Việc sử dụng liên tục và không theo chỉ dẫn của bác sĩ tâm lý trong thời gian dài sẽ khiến bạn cần phải tăng liều lượng ngày càng cao hơn để có được tác dụng trị mất ngủ đêm.

Ảnh 1: Phụ thuộc và gây nhờn thuốc

Do đó, không nên sử dụng thuốc điều trị mất ngủ đêm lâu dài. Chỉ dùng khi cần thiết theo chỉ định của bác sĩ tâm lý, trong tối đa 2 tuần. Thuốc nhằm giúp bạn thiết lập lại thói quen ngủ bình thường. Ví dụ, nếu bạn khó ngủ vào thời gian ngủ mong muốn, có thể uống thuốc ngủ để giúp bạn điều chỉnh lịch đi ngủ. Sau đó, bạn nên ngừng dùng thuốc.

2. Khó cai thuốc

Các bác sĩ tâm lý cho rằng lạm dụng thuốc điều trị mất ngủ đêm có thể khiến bạn gặp khó khăn trong việc dừng sử dụng thuốc trong tương lai. Khi đột ngột dừng sử dụng thuốc, bạn sẽ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng  như: bồn chồn, lo lắng, run rẩy và buồn nôn… Và những triệu chứng này có thể gây ra một "vòng luẩn quẩn", theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ(NIH) cảnh báo.

Nếu bạn đang quá phụ thuộc vào thuốc ngủ, bạn có thể phải trao đổi với bác sĩ tâm lý để giảm dần liều lượng theo từng bước, không được dừng thuốc đột ngột.

3. Tăng nguy cơ gặp tai nạn

Ảnh 2: Tăng nguy cơ gặp tai nạn

Việc sử dụng thuốc điều trị mất ngủ đêm có thể làm mất tập trung và tăng nguy cơ gặp tai nạn, đặc biệt là khi lái xe hoặc tham gia vào các hoạt động đòi hỏi sự tập trung cao. Bác sĩ tâm lý khuyến cáo về rủi ro này, đặc biệt là đối với những người phải làm việc hoặc lái xe trong tình trạng mệt mỏi.

4. Buồn ngủ và giảm khả năng tập trung

Nhìn chung, thuốc điều trị mất ngủ đêm khiến bạn cảm thấy buồn ngủ và tinh thần kém minh mẫn vào sáng hôm sau. Những triệu chứng này đặc biệt nghiêm trọng nếu bạn không cho mình thời gian nghỉ ngơi đủ 8 giờ, để loại bỏ tác dụng của thuốc hoặc nếu bạn dùng một liều khác vào giữa đêm. Thuốc trị mất ngủ cũng có thể gây ra các vấn đề như táo bón, khô miệng và khó tiểu…

Do đó, người bệnh nên tuân thủ đơn thuốc được bác sĩ tâm lý khuyến nghị và tránh dùng liều thứ hai. Hãy đảm bảo rằng bạn dành ít nhất 8 giờ nghỉ ngơi để ngủ, giúp cơ thể có thời gian giải quyết tác dụng của thuốc vào buổi sáng.

5. Té ngã

Ảnh 3: Dễ bị té ngã

Theo bác sĩ tâm lý, những người lớn tuổi sử dụng thuốc trị mất ngủ đêm có nguy cơ té ngã và đối mặt với các chấn thương như gãy xương hông hoặc va đập và bầm tím cao hơn. Đây là mối quan tâm lớn mà người cao tuổi cần cảnh giác, nhưng những người trẻ tuổi cũng có nguy cơ bị té ngã vào lúc nửa đêm hoặc sáng sớm.

Mọi người đều thực sự buồn ngủ vào lúc nửa đêm và điều này càng tăng cao khi lạm dụng thuốc ngủ. Và tình trạng này càng dễ gặp phải khi đi vệ sinh vào ban đêm,…

6. Xuất hiện hành vi bất thường

Thuốc điều trị mất ngủ đêm có thể gây một số hành vi bất thường như mộng du, nói mơ, ăn khi ngủ, lái xe khi ngủ… Điều này phổ biến hơn khi bạn tăng liều thuốc.

Đối với các loại thuốc ngủ kê đơn như thuốc ‘Z’ (chẳng hạn zaleplon, zolpidem…) sẽ có tác dụng phụ như: chóng mặt, choáng váng và các vấn đề về trí nhớ. Trong khi thuốc đối kháng orexin (như: suvorexant,…) có thể gây ra tác dụng phụ như giấc mơ bất thường hoặc buồn ngủ ban ngày quá mức…

Trong một số trường hợp, khi thức dậy, bạn thậm chí sẽ không nhớ lại hành vi bất thường của mình. Đó là vì thuốc ngủ làm suy yếu não bộ, hạn chế khả năng suy nghĩ và trí nhớ… giống như được gây mê trước cuộc phẫu thuật.

Bác sĩ tâm lý khuyến nghị bạn nên có một tiếp cận toàn diện đối với vấn đề mất ngủ, kết hợp giữa liệu pháp hành vi, thay đổi lối sống, và kỹ thuật quản lý căng thẳng thay vì việc lạm dụng thuốc ngủ. Việc sử dụng thuốc mất ngủ nên được tư vấn và kiểm tra thường xuyên bởi bác sĩ tâm lý để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Nếu bạn đang gặp vấn đề về mất ngủ kéo dài, hãy tìm sự tư vấn từ chuyên gia để có giải pháp phù hợp và bền vững nhé.

Xem thêm:

Những thực phẩm tự nhiên giúp trị chứng mất ngủ đêm

Những tác hại của mất ngủ kéo dài

Những nguyên nhân nào gây mất ngủ kéo dài?

: Top 6 tác hại lạm dụng thuốc điều trị mất ngủ đêm | Safe and Sound

Đăng ký nhận tư vấn ngay

Nhận tư vấn về sức khoẻ tinh thần từ Safe and Sound