0

Vì sao người ta lại nói dối? | Safe and Sound

“Nói dối làm tim tan nát

Nói dối làm trái tim đau

Tại sao? Tại sao? Tại sao?

Tại sao anh lại dối em?”

Nói dối được thể hiện mọi mặt ở cuộc sống, có ở mọi lứa tuổi. Từ một người phụ nữ livestream kể sự thật rồi bỗng nhiên lại nói những điều hoang đường dẫn đến vướng vòng lao lý. Từ những giám đốc của Trung tâm Y tế dự phòng Tỉnh thề sống chết rằng không ăn một đồng tham nhũng nào rồi cũng tra tay vào còng số 8. Đến những cặp đôi nói dối để có cho mình những khoảng thời gian riêng. Rồi một đứa trẻ còn đang đi học nói dối bố mẹ để cất tiền ăn sáng chơi game… Vậy tại sao chúng ta lại nói dối? Hãy cùng chúng mình tìm hiểu nhé!

Nguyễn Hoàng Nguyên | Thạc sĩ. Bác sĩ - Ứng dụng chăm sóc sức khỏe tinh thần Safe and sound

Viện Ứng dụng Công nghệ Y tế

Con người nói dối để tự vệ

Trốn tránh sự trừng phạt hay tránh một cuộc chiến là những thứ mà chúng ta được lập trình sẵn. Những đứa trẻ hay người lớn nói dối để đảm bảo rằng họ không gặp rắc rối và để tránh những hậu quả khó chịu. Tuy nhiên, vẫn có những người không làm gì sai nhưng họ không muốn biện minh hay giải thích và họ chọn cách nói dối cho xong chuyện.

Để bảo vệ cảm xúc của người khác

Chúng ta thường có xu hướng nói dối để tránh gây ra nỗi đau cho người khác. Đó là những lời nói dối vô hại, chúng khiến cho người nghe có cảm giác dễ chịu và thoải mái. Một người chồng có thể khen bữa cơm vợ nấu rất ngon, một người mẹ có thể nói dối để tránh những giọt nước mắt lo sợ của con. Vẫn còn nhiều tranh cãi về những lời nói dối vô hại, tuy nhiên mỗi cá nhân đều phải quyết định về tính chính đáng của việc làm này.

Để bảo vệ cảm xúc của bản thân

Trong khi một số người nói dối để bảo vệ cảm xúc của người khác thì một số người muốn nói dối để bảo vệ cảm xúc của chính họ. Ngoài cảm xúc, họ còn muốn bảo vệ lòng tự trọng, sự tự tin và hy vọng. Một nhân viên khi bị sa thải, họ tự nhủ rằng “Dù sao thì mình cũng không cần công việc đó”. Hoặc một đứa trẻ bị phạt vì những lỗi sai của mình, vẫn cố hét lên rằng “con ghét bố mẹ”… Việc làm này sẽ giúp cho họ cảm thấy thoải mái, vượt qua được nỗi đau tinh thần.

Để thu hút những người khác, làm đẹp hơn hình ảnh của bản thân

Một người nói dối che đi những khuyết điểm của cá nhân, tạo những hồ sơ hoặc giấy tờ giả để nâng tầm giá trị. Ngoài ra, một số người còn công kích đối thủ, đặt điều và nói xấu để làm giảm uy tín, từ đó gián tiếp nâng cao vị thế và hình ảnh của mình.
Có thể ban đầu, họ sẽ được thế giới yêu thích, được mọi người đồng ý. Tuy nhiên, về lâu dài người đó sẽ đánh mất cá tính và không còn là chính mình.

Để thao túng người khác

Có những cuộc chiến tranh mà việc nói dối đạt được ở tầm quốc gia. Có những lời nói dối trắng trợn được trình bày ở Liên Hợp Quốc, để thao túng những quốc gia hưởng ứng và bắt đầu một cuộc chiến không đáng có. Có những lời nói dối của các chính trị gia, thao túng phiếu bầu cho bản thân và tổ chức họ đại diện. Bằng cách nói dối hoặc bỏ qua những chi tiết quan trọng, người nào đó có thể dễ dàng đạt được những mục tiêu cá nhân!

Vậy nói dối có thực sự làm chúng ta thay đổi?

Nói dối khiến cho bộ não của chúng ta thay đổi. Đó là một kết quả của việc nghiên cứu bộ não khi nói dối. Tạp chí Nature Neuroscience đã báo cáo một nghiên cứu về hạch hạnh nhân (trung tâm xử lý cảm xúc của não bộ) ở những người nói dối. Các nhà khoa học cho biết, khi chúng ta nói dối thì những tín hiệu thần kinh ở hạch hạnh nhân ít xuất hiện, càng nói dối nhiều thì càng ít tín hiệu. Điều này có thể hiểu là những cảm xúc tội lỗi của chúng ta có xu hướng ít đi khi chúng ta nói dối nhiều lên. Mặt khác, sự ít đi của tín hiệu thần kinh cũng cho thấy rằng chúng ta không thích nghĩ bản thân là một kẻ nói dối.
Tốt nhất là chúng ta nên tránh nói dối ngay từ đầu. Khi bị phát hiện, hãy thừa nhận thay vì đưa ra những lời biện minh phức tạp rằng ở hoàn cảnh đó nói dối là điều nên làm. Nhưng cũng cần linh hoạt với những lời nói dối vô hại nha. Vì một tâm hồn có thể được chưa lành bởi những lời nói dối như vậy đó!!!

Với sự phối hợp giữa Bác sĩ Tâm thần -  Chuyên gia tâm lý và ứng dụng Công nghệ trong chăm sóc sức khỏe tinh thần, dịch vụ tư vấn/tham vấn Safe and Sound tự hào tiên phong hỗ trợ bạn  “Tự phát hiện sớm - Sơ cứu cảm xúc tức thời - Hỗ trợ đồng hành dài hạn”.

Nếu bạn nghi ngờ mình gặp vấn đề tâm lý, hoặc muốn biết thêm thông tin về dịch vụ tham vấn - tư vấn tâm lý, bạn có thể liên hệ tới HOTLINE 0964 778 911 (Điện thoại/Zalo, 24/7) để được giải đáp và hỗ trợ trong thời gian sớm nhất! 

CÁCH THỨC ĐẶT LỊCH HẸN tham vấn/tư vấn trực tuyến hoặc trực tiếp với chuyên gia

Đọc thêm:

Làm thế nào để hàn gắn cuộc hôn nhân sau ngoại tình?

Có nên chấm dứt hôn nhân khi vợ hoặc chồng của bạn ngoại tình? 

Tình dục có phải là giải pháp hữu hiệu khi vợ chồng lục đục không?

: Vì sao người ta lại nói dối? | Safe and Sound

Đăng ký nhận tư vấn ngay

Nhận tư vấn về sức khoẻ tinh thần từ Safe and Sound