Giỏ hàng của bạn trống!
Ảnh hưởng tâm lý từ bạo lực ngôn từ | Safe and Sound
Bạo lực ngôn từ đang diễn ra phổ biến trong cuộc sống hiện nay. Tuy nhiên, chuyên gia tâm lý cho biết, tình trạng này lại chưa thực sự được quan tâm đúng mức do không để lại vết tích như bạo lực thể xác.
Nguyễn Thị Hồng Hạnh | Bác sĩ - Viện tâm lý và sức khỏe tinh thần SnS
Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe Cộng đồng và Phát triển
1. Bạo lực ngôn từ gây tổn thương tâm lý
Bạo lực ngôn từ không gây ra những tổn thương trên cơ thể của nạn nhân. Tuy nhiên, chuyên gia tâm lý cho biết, nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý con người và làm chất lượng cuộc sống của nạn nhân bị giảm đáng kể.
Biểu hiện bạo lực ngôn từ không dễ nhận biết như bạo hành thể xác. Chuyên gia tâm lý chỉ ra rằng, nạn nhân mới là người hiểu rõ được những nỗi đau bên trong và các cảm xúc tiêu cực đang giằng xé họ. Còn những người xung quanh hầu hết không thể thấu hiểu nạn nhân.
Những người thường xuyên bị bạo lực ngôn từ sẽ chịu tác động nhiều về mặt cảm xúc. Họ sẽ trở nên buồn bã, chán nản và không còn tự tin vào bản thân, mất lòng tự trọng. Theo chuyên gia tâm lý, điều này khiến họ không còn đủ dũng khí để thể hiện bản thân, sống khép hơn.
Ảnh 1: Bạo lực ngôn ngữ làm gia tăng nguy cơ mắc các rối loạn tâm lý
Thậm chí, lâu dài, nạn nhân còn có thể tin vào những lời nói tiêu cực đó và ám thị cho bản thân. Theo chuyên gia tâm lý, họ có thể cho rằng mình vô dụng, không có khả năng làm bất cứ điều gì, không đáng được tôn trọng. Từ đó, họ sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc học tập, công việc, các mối quan hệ khác và gây ra tâm lý bất ổn.
Người bị bạo lực ngôn từ cần sự hỗ trợ đặc biệt từ các chuyên gia tâm lý để quản lý và giảm thiểu các ảnh hưởng. Quá trình chăm sóc thường bắt đầu bằng một cuộc đánh giá cụ thể để xác định mức độ tổn thương mà người bệnh đang trải qua. Dựa trên đánh giá, chuyên gia tâm lý của Safe and Sound sẽ phát triển một kế hoạch điều trị riêng biệt, tùy thuộc vào nhu cầu và tình trạng cụ thể của từng người. Lộ trình của Safe and Sound bao gồm:
2. Cách ứng phó với tình trạng bạo lực ngôn từ
Sau khi nhận ra bản thân đang trở thành nạn nhân của hình thức bạo lực ngôn từ, bạn cần có biện pháp khắc phục sớm tình trạng, tránh cho nạn nhân có tâm lý bất ổn . Theo chuyên gia tâm lý, để đối mặt với nó thật sự không dễ dàng - khi mà xã hội không dành nhiều sự quan tâm tới các dạng bạo lực tinh thần.
Dưới đây là một số biện pháp khắc phục tình trạng này:
2.1. Thể hiện thái độ và đề nghị đối phương ngừng những lời nói tổn thương
Đôi lúc sự chịu đựng và im lặng của bạn chính là cơ hội để người khác tấn công và liên tục sử dụng những lời nói xúc phạm đến danh dự và nhân phẩm. Chuyên gia tâm lý cho biết, việc tỏ thái độ một cách dứt khoát sẽ khiến cho đối phương hiểu rằng bạn đang không chấp nhận hành vi bạo hành của họ và bạn sẽ sẵn sàng phản kháng nếu người đó tiếp tục có những lời nói xúc phạm.
2.2. Hạn chế gặp gỡ, tránh xa khỏi mối quan hệ toxic
Việc cứ tiếp tục giao tiếp và giữ mối quan hệ với người bạo hành chỉ khiến cho bạn càng cảm thấy mệt mỏi và bế tắc. Do đó, bạn nên tìm cách tránh xa khỏi những đối tượng này hoặc nếu có thể hãy cắt đứt mối quan hệ “độc hại”. Nếu bạn cứ cố gắng thân thiết hoặc sống lâu dài với họ sẽ khiến cho tâm lý của bạn càng trở nên tiêu cực, vô vọng.
Ảnh 2: Nên đặt ra ranh giới và yêu cầu kẻ bạo hành dừng ngay hành vi của mình
2.3. Tìm kiếm sự giúp đỡ từ mọi người xung quanh
Nạn nhân của hình thức bạo lực ngôn từ phải gánh chịu nhiều sự tổn thương về mặt tinh thần và cảm xúc. Theo chuyên gia tâm lý, thay vì cứ cố gắng chịu đựng và dồn nén nó vào bên trong thì bạn hãy thử chia sẻ và bày tỏ với những người xung quanh mình. Khi có thể nói ra được những khó khăn, đau khổ của bản thân sẽ giúp cho tâm trí được thoải mái, nhẹ nhàng hơn và tránh được tâm lý bất ổn.
Chúng tôi tin rằng sự kết hợp giữa chuyên gia tâm lý và bác sỹ tâm lý sẽ đem lại hỗ trợ tốt nhất cho bạn. Đội ngũ chuyên gia của Safe and Sound đáp ứng khắt khe các tiêu chuẩn, giúp bạn giải quyết đa dạng các vấn đề tâm lý bao gồm: Trầm cảm sau sinh, lo âu, rối loạn phân liệt cảm xúc, các vấn đề về giấc ngủ, rối loạn cảm xúc, các mối quan hệ, chấn thương tinh thần,…
- Bề dày kinh nghiệm hành nghề với đa dạng vấn đề tâm lý
- Kỹ năng đánh giá, tham vấn và xây dựng kế hoạch hỗ trợ hiệu quả
- Kết hợp linh hoạt các kỹ thuật, phương pháp để hỗ trợ hiệu quả và duy trì kết quả bền vững
2.4. Học cách phớt lờ những điều tiêu cực
Thông thường những mối quan hệ xung quanh, những người thân thiết của bạn chính là những đối tượng bạo hành ngôn từ vô cùng nguy hiểm. Tuy nhiên, đối với những mối quan hệ này có thể bạn không cắt đứt hoàn toàn được. Do đó, hãy học cách phớt lờ và đừng để tâm quá nhiều đến những điều tiêu cực. Đồng thời hãy ngừng quan tâm đến những điều mà họ nói, hãy bỏ ngoài tai những câu nói chỉ trích, chê bai, chì chiết tiêu cực.
2.5. Tìm gặp nhà tâm lý
Nếu bản thân không thể tự vượt qua được những tổn thương tâm lý mà tình trạng bạo lực ngôn từ gây ra thì bạn hãy cân nhắc đến việc tìm gặp các chuyên gia tâm lý. Thông qua các buổi trò chuyện, chuyên gia tâm lý sẽ giúp cho bạn tháo gỡ được những khúc mắc trong lòng, dần giải tỏa tâm trạng và xoá bỏ tâm lý bất ổn.
Ảnh 3: Chuyên gia tâm lý có thể giúp đỡ khi bạn bị bạo hành ngôn từ
Đồng thời, chuyên gia tâm lý còn hướng dẫn cho bạn cách kiểm soát cảm xúc, bổ sung và nâng cao các kỹ năng cần thiết để ứng phó tốt với tình trạng bạo lực ngôn từ. Để mang lại kết quả tốt nhất, bản thân nạn nhân cũng cần phải thoải mái chia sẻ và tin tưởng vào chuyên gia tâm lý. Đồng thời cần phải theo đúng liệu trình trị liệu của chuyên gia để có thể khắc phục tốt các tổn thương tâm lý mà bạo lực ngôn từ mang lại.