Giỏ hàng của bạn trống!
Tại sao cảm xúc của bạn thay đổi thất thường? | Safe and Sound
Cảm xúc hay tâm trạng có thể thay đổi nhiều lần trong ngày và điều đó hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, đó cũng có thể là dấu hiệu của các tình trạng tâm lý hay vấn đề sức khỏe tâm thần như trầm cảm.
Vi Nguyễn Duy Minh | Chuyên viên - Viện tâm lý và sức khỏe tinh thần SnS
Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe Cộng đồng và Phát triển
1. Thế nào là cảm xúc thay đổi thất thường?
Thay đổi cảm xúc có thể coi là bình thường nếu điều đó không ảnh hưởng tới cuộc sống của bản thân hay những người xung quanh. Có nhiều yếu tố gây ra biến động tâm trạng, tiêu biểu là nhịp sinh học của cơ thể. Chúng ta đều cảm thấy tràn đầy năng lượng vào buổi sáng và đầu giờ trưa. Thay vào đó là tâm trạng uể oải, mệt mỏi vào cuối buổi chiều, trước khi tan làm. Tương tự, phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt thường phải đối mặt với tâm lý bất ổn. Phút trước vui vẻ, ngay sau đó có thể chuyển sang cáu giận hoặc lo lắng.
Ảnh 1: Phụ nữ trong kỳ kinh dễ thay đổi cảm xúc
Tuy nhiên, tình trạng thay đổi cảm xúc thất thường có thể là chỉ báo của các rối loạn tâm lý hay vấn đề về sức khỏe tâm thần. Sự thay đổi này cản trở nghiêm trọng cuộc sống, công việc của bệnh nhân và cần được can thiệp bởi chuyên gia tâm lý.
2. Các tình trạng tâm lý khiến cảm xúc thay đổi thất thường?
2.1. Rối loạn cảm xúc lưỡng cực
Sự thay đổi tâm trạng ở người rối loạn cảm xúc lưỡng cực sẽ mạnh mẽ hơn người không mắc tình trạng tâm lý này. Đặc trưng của nó là các pha hưng cảm và trầm cảm. Ở pha hưng cảm, những điều tích cực nhỏ nhất (như nhận được lời khen) cũng có thể khiến họ vui trong nhiều ngày và có những hành vi ăn mừng vượt xa tầm quan trọng của thành tích đó (như tiêu hết toàn bộ tiền tiết kiệm). Ngược lại, ở pha trầm cảm, chỉ lời góp ý nhỏ ở công sở cũng có thể khiến bệnh nhân buồn và ở lỳ trong nhà trong nhiều ngày, cảm thấy bản thân không còn giá trị và sức sống.
2.2. Rối loạn khí sắc
Gần tương rối loạn cảm xúc lưỡng cực, rối loạn khí sắc là một dạng rối loạn tâm lý được đặc trưng bởi tình trạng vui buồn thất thường với các giai đoạn hưng cảm, trầm cảm diễn ra đột ngột xen lẫn nhau mà chính bản thân người bệnh cũng không thể nhận ra để kiểm soát. Về lâu dài, bệnh nhân mất khả năng kiểm soát các suy nghĩ, hành vi của mình và không thể tham gia các hoạt động cộng đồng.
2.3. Trầm cảm nhẹ
Trầm cảm là một vấn đề sức khỏe tâm thần nghiêm trọng. Ở bệnh nhân trầm cảm, mặc dù tình trạng thay đổi cảm xúc không đột ngột như ở hai tình trạng tâm lý trên, người bệnh vẫn có thể cảm thấy tâm trạng lên và xuống rõ rệt trong thời gian ngắn.
2.4.Rối loạn nhân cách
Rối loạn nhân cách là thuật ngữ đề cập đến các dạng tính cách khác thường về hành vi, suy nghĩ, cảm xúc, tư duy, khiến bệnh nhân khó thích ứng với xã hội, thiếu linh hoạt và gặp nhiều khó khăn trong công việc, học tập. Cảm xúc thay đổi thất thường có thể là triệu chứng của các dạng: rối loạn nhân cách kịch, ái kỷ, rối loạn nhân cách giới. Điểm chung là các bệnh nhân có tâm lý thiếu ổn định, cảm xúc dễ dao động theo thái độ và nhận xét từ những người xung quanh.
3. Làm gì khi cảm xúc thay đổi thất thường?
Nếu bạn cảm thấy tình trạng này cản trở cuộc sống và công việc đáng kể, hãy cân nhắc tìm tới chuyên gia tâm lý để nhận được hỗ trợ kịp thời. Điều quan trọng nhất là tìm ra nguyên nhân, liệu tình trạng là dấu hiệu của vấn đề sức khỏe tâm thần, hay chỉ là nhất thời, để có hướng xử trí chính xác và kịp thời.
Ảnh 2: Tìm tới chuyên gia tâm lý để xác định nguyên nhân
Ngoài ra, hãy xây dựng chế độ sống lành mạnh như tập thể dục đều đặn, chế độ ăn giàu dinh dưỡng và ngủ đủ giấc. Dù nguyên nhân của tình trạng trên là gì, những biện pháp trên đều hỗ trợ đáng kể ổn định cảm xúc và tâm lý trong dài hạn.
Cần chú ý rằng không phải ai cũng trải qua tất cả các giai đoạn này và mức độ rối loạn cảm xúc có thể biến đổi. Để đưa ra chẩn đoán chính xác và kế hoạch điều trị phù hợp, việc tìm kiếm sự tư vấn từ các bác sĩ tâm lý và chuyên gia tâm lý là quan trọng.
Người mắc rối loạn hỗn hợp lo âu trầm cảm cần sự hỗ trợ đặc biệt từ các chuyên gia tâm lý để quản lý và giảm thiểu triệu chứng. Quá trình chăm sóc thường bắt đầu bằng một cuộc đánh giá cụ thể để xác định mức độ trầm cảm mà người bệnh đang trải qua. Dựa trên đánh giá, chuyên gia tâm lý của Safe and Sound sẽ phát triển một kế hoạch điều trị riêng biệt, tùy thuộc vào nhu cầu và tình trạng cụ thể của từng người. Vậy Safe and Sound sẽ giúp bạn như thế nào để vượt qua vấn đề này?
- Nhận diện và điều chỉnh nội tâm trước những khó khăn hiện tại của bạn
- Cùng bạn tìm ra giải pháp tối ưu để vượt qua
- Kích hoạt nguồn năng lượng tích cực bên trong của bạn
4. Bác sỹ tâm lý SnS giúp bạn như thế nào?
Chúng tôi biết rằng trị liệu tâm lý đôi khi là một bước khó khăn và cố gắng tìm một chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm thần mới phù hợp với nhu cầu cá nhân và tính cách của bạn có thể là một nhiệm vụ khó khăn và không dễ dàng.
Chúng tôi tin rằng sự kết hợp giữa chuyên gia tâm lý và bác sỹ tâm thần sẽ đem lại hỗ trợ tốt nhất cho bạn. Đội ngũ chuyên gia của Safe and Sound đáp ứng khắt khe các tiêu chuẩn, giúp bạn giải quyết đa dạng các vấn đề tâm lý bao gồm: Trầm cảm sau sinh, lo âu, rối loạn phân liệt cảm xúc, các vấn đề về giấc ngủ, rối loạn cảm xúc, các mối quan hệ, chấn thương tinh thần,…
- Bề dày kinh nghiệm hành nghề với đa dạng vấn đề tâm lý
- Kỹ năng đánh giá, tham vấn và xây dựng kế hoạch hỗ trợ hiệu quả
- Kết hợp linh hoạt các kỹ thuật, phương pháp để hỗ trợ hiệu quả và duy trì kết quả bền vững
Bên cạnh đó, Safe and Sound sẽ:
- KHÔNG coi bạn là bệnh nhân: Ngược lại, chúng tôi coi bạn là một người can đảm đang chống chọi với cả một bầu trời u tối đang chực chờ sụp xuống. Chuyên gia của SnS có thể góp thêm với bạn một đôi tay trong nỗ lực này.
- KHÔNG dạy đời bạn: Chúng tôi sẽ cùng bạn nâng dậy nguồn năng lượng tích cực mà lâu nay đã bị quá nhiều áp lực và khổ đau đè sát đất.
- KHÔNG lạm dụng thuốc và hoá dược: Ngược lại, chúng tôi sẽ cùng bạn tìm đến những giải pháp hiệu quả và tự nhiên.