0

Những lời khuyên từ bác sĩ tâm lý khi yêu người bị bệnh trầm cảm (phần 1) | Safe and Sound

Bệnh trầm cảm là một rối loạn sức khoẻ tâm thần phổ biến mà bất cứ ai trong chúng ta đều có thể mắc phải. Bác sĩ tâm lý khuyến cáo, bệnh trầm cảm có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, sinh hoạt, cảm xúc, tình cảm và ngay cả tình yêu. Việc chăm sóc và hỗ trợ người bệnh trầm cảm đóng vai trò rất quan trọng. Đặc biệt, chuyên gia tâm lý nhấn mạnh, nếu người yêu của bạn có dấu hiệu bị trầm cảm thì những cảm xúc, suy nghĩ, hành động khi yêu sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý người bệnh.

Nguyễn Thị Hồng Hạnh | Bác sĩ - Viện tâm lý và sức khỏe tinh thần SnS

Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe Cộng đồng và Phát triển

1. Trầm cảm không phải là một sự lựa chọn

Theo bác sĩ tâm lý, bệnh trầm cảm có thể khởi phát bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Khi con người cảm thấy chán nản, tuyệt vọng và không có lối thoát họ sẽ bắt đầu suy nghĩ tiêu cực, dần thu mình lại và tách biệt khỏi xã hội. Không ai muốn mình phải rơi vào tình trạng này, tuy nhiên do áp lực từ cuộc sống, công việc,... khiến họ phải đối mặt với rất nhiều cảm xúc tiêu cực và tồi tệ.

Khi gặp phải dấu hiệu bị trầm cảm, họ sẽ bị tê liệt về tâm trí, cảm xúc, không còn cảm thấy hứng thú và quan tâm đến bất kì điều gì xảy ra xung quanh. Chuyên gia tâm lý khuyến cáo, họ thậm chí còn suy nghĩ về cái chết và có ý định muốn tự tử để giải thoát cho bản thân. Do đó, bác sĩ tâm lý khẳng định, bạn nên hiểu rằng chứng bệnh trầm cảm không phải là sự lựa chọn của bất kì ai, không ai muốn mình phải rơi vào trạng thái trầm cảm. Những người xung quanh, đặc biệt là người yêu không nên đem căn bệnh này ra trách móc hay đổ lỗi cho họ.

2. Người trầm cảm luôn cần sự quan tâm và chia sẻ

Ảnh 1: Người bệnh luôn cần sự quan tâm và chia sẻ

Theo những tài liệu của bác sĩ tâm lý và ngay bản thân người mắc bệnh trầm cảm cũng chia sẻ rằng họ muốn được ở một mình. Tuy đôi lúc mong muốn này thực sự xuất phát từ họ nhưng nếu có một người nào đó, nhất là người yêu, người thân thiết trong gia đình dành cho họ một lời hỏi thăm, quan tâm đến cảm xúc của họ thì chắc hẳn đó sẽ là một cách chữa bênh trầm cảm vô cùng hữu hiệu.

Nghiên cứu của bác sĩ tâm lý cho thấy, căn nguyên của bệnh trầm cảm có thể do sự thiếu vắng các mối quan hệ xã hội, đặc biệt là tình thương từ người thân. Đặc biệt là với cuộc sống vội vã hiện nay, mỗi người đều có những công việc, trách nhiệm của riêng mình nên đôi khi họ quên lãng cả việc giao tiếp hàng ngày.

Theo đó, nếu bạn đang yêu một người bị bệnh trầm cảm thì hãy cố gắng đồng hành với họ nhiều hơn, dành cho họ nhiều lời hỏi thăm và sẵn sàng sắp xếp thời gian để ở cạnh họ chứ không phải cứ để họ được một mình. Bác sĩ tâm lý cho biết, hãy cùng họ chia sẻ những câu chuyện vui buồn hàng ngày, cùng họ thực hiện các công việc đơn giản trong cuộc sống hoặc đơn giản là cùng nhau nghỉ ngơi, nghe nhạc, xem phim cũng đủ giúp họ cảm thấy được yêu thương, bớt cô đơn hơn và là cách chữa bệnh trầm cảm tốt nhất.

Người mắc trầm cảm cần sự hỗ trợ đặc biệt từ các chuyên gia tâm lý để quản lý và giảm thiểu triệu chứng. Quá trình chăm sóc thường bắt đầu bằng một cuộc đánh giá cụ thể để xác định mức độ trầm cảm mà người bệnh đang trải qua. Dựa trên đánh giá, chuyên gia tâm lý của Safe and Sound sẽ phát triển một kế hoạch điều trị riêng biệt, tùy thuộc vào nhu cầu và tình trạng cụ thể của từng người.

3. Họ không muốn trở thành gánh nặng cho người khác

Hầu hết những người mắc dấu hiệu bị trầm cảm đều có xu hướng muốn tự cô lập chính mình, không muốn tiếp xúc hay trò chuyện với những người xung quanh. Tuy nhiên, những suy nghĩ này lại là yếu tố khiến cho tình trạng bệnh trầm cảm của họ càng trở nên nghiêm trọng hơn. Theo bác sĩ tâm lý, những người mắc bệnh trầm cảm đôi khi sẽ nói hoặc có những hành động nào đó làm tổn thương đến cảm xúc của những người xung quanh.

Ảnh 2: Hãy học cách bình tĩnh khi giao tiếp với người trầm cảm

Vì thế nếu bạn đang yêu một người bị bệnh trầm cảm, cách chữa bệnh trầm cảm cho đối phương bằng cách hãy học cách bình tĩnh và luôn nhắc nhở rằng đó là do sự tác động của bệnh chứ không hẳn xuất phát từ bản thân của đối phương. Bác sĩ tâm lý cũng khuyến nghị, bạn hãy thường xuyên dành những lời khích lệ hoặc nói về các ưu điểm mà họ có để họ có thể nhận thấy được những điểm tốt của mình và dần phát huy chúng tốt hơn.

4. Trầm cảm không phải là “khiếm khuyết”

Cho đến thời điểm hiện tại, nguyên nhân gây ra chứng trầm cảm ở con người vẫn chưa được bác sĩ tâm lý xác định cụ thể. Không ít người cho rằng trầm cảm chính là một khiếm khuyết, thậm chí có nhiều người nghĩ rằng người bị bệnh trầm cảm là người tật nguyền.

Tuy nhiên, bạn nên hiểu rằng, phẩm chất của một người không hề liên quan đến việc họ có mắc bệnh trầm cảm hay không. Trầm cảm được xem như một đặc điểm riêng biệt, chưa rõ nguyên nhân và nó cũng có thể khởi phát bởi rất nhiều yếu tố khác nhau. Người bị bệnh trầm cảm hoàn toàn không phải bị khiếm khuyết hoặc thương tật. Chính vì thế, bạn cần phải tôn trọng, xem họ như những người bình thường.

5. Trầm cảm có thể gây cản trở giao tiếp trong tình yêu

Đối với tình yêu, để có thể thấu hiểu nhau và xây dựng một cuộc tình bền chặt đòi hỏi cả hai phải thực sự mở lòng và chia sẻ với nhau thật nhiều. Thế nhưng khi bạn yêu một người bị trầm cảm thì họ lại có xu hướng muốn che giấu cảm xúc và gặp nhiều khó khăn trong việc bắt đầu một câu chuyện riêng tư.

Ảnh 3: Người trầm cảm thường có xu hướng che giấu cảm xúc

Theo bác sĩ tâm lý, có khi họ sẽ trở nên im lặng và không thể tìm kiếm ngôn ngữ để diễn tả trọn vẹn được tâm trạng, cảm xúc của chính mình. Thậm chí đôi lúc họ không thể hiểu được bản thân đang muốn gì và có cảm giác bất lực trong việc bày tỏ và biểu đạt ý muốn của mình với người khác. Điều này gây cản trở rất nhiều trong tình yêu, có thể bạn sẽ gặp phải nhiều sự xung đột, cãi vã trong việc giao tiếp với nhau. Vì thế nếu yêu một người bệnh trầm cảm bạn cần phải kiên nhẫn và cố gắng.

6. Đội ngũ chuyên gia của Safe and Sound là ai?

Chúng tôi tin rằng sự kết hợp giữa chuyên gia tâm lý và bác sỹ tâm thần sẽ đem lại hỗ trợ tốt nhất cho bạn. Đội ngũ chuyên gia của Safe and Sound đáp ứng khắt khe các tiêu chuẩn, giúp bạn giải quyết đa dạng các vấn đề tâm lý bao gồm: Trầm cảm sau sinh, lo âu, rối loạn phân liệt cảm xúc, các vấn đề về giấc ngủ, rối loạn cảm xúc, các mối quan hệ, chấn thương tinh thần,…

- Bề dày kinh nghiệm hành nghề với đa dạng vấn đề tâm lý

- Kỹ năng đánh giá, tham vấn và xây dựng kế hoạch hỗ trợ hiệu quả

- Kết hợp linh hoạt các kỹ thuật, phương pháp để hỗ trợ hiệu quả và duy trì kết quả bền vững

Để giúp khách hàng, các chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm thần của Safe and Sound luôn đồng hành với bạn, giúp bạn:

- Một bộ não tràn đầy suy nghĩ tích cực nhờ loại bỏ được những suy tư không quan trọng hoặc sai lệch.

- Một tinh thần sảng khoái, hết lo âu để bạn có thể tận hưởng những điều tốt đẹp mà cuộc sống ban tặng.

- Một tâm thế tự tin, vững vàng để đưa ra những quyết định nhanh hơn, đúng đắn hơn trong công việc, từ đó gia tăng sức mạnh về tài chính, sự nghiệp và cả sự tự hào.

Xem thêm:

Nên nói gì với người bị trầm cảm? (Phần 1)

Làm gì khi người thân bị trầm cảm?

: Những lời khuyên từ bác sĩ tâm lý khi yêu người bị bệnh trầm cảm (phần 1) | Safe and Sound

Đăng ký nhận tư vấn ngay

Nhận tư vấn về sức khoẻ tinh thần từ Safe and Sound