0

Hỏi bác sĩ tâm lý: Stress công việc phải làm sao? | Safe and Sound

Stress công việc rất thường gặp trong cuộc sống hàng ngày, ảnh hưởng đến sức khoẻ thể chất và tinh thần chúng ta. Đặc biệt stress công việc là một trong những lý do khiến những bệnh lý sức khoẻ tinh thần như trầm cảm, rối loạn lo âu,... trở nên nặng nề hơn. Cùng bác sĩ tâm lý tìm hiểu những nguyên nhân gây ra stress công việc, cách nhận biết và ứng phó khi bị stress công việc qua bài viết sau đây.

Nguyễn Thị Bình | Bác sĩ - Viện tâm lý và sức khỏe tinh thần SnS

Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe Cộng đồng và Phát triển

1. Stress công việc từ đâu mà ra?

Ảnh 1: Những căng thẳng stress trong công việc thường do ba nhóm nguyên nhân

Stress trong công việc là những căng thẳng về thể chất và tinh thần mà cá nhân phải trải qua trước những thách thức, áp lực và nhu cầu của môi trường làm việc. Stress công việc nảy sinh khi có sự mất cân bằng giữa yêu cầu công việc và khả năng đáp ứng những yêu cầu đó của một cá nhân.

Nếu bạn rơi vào tình trạng này cần sự hỗ trợ đặc biệt từ các chuyên gia tâm lý để quản lý và giảm thiểu các ảnh hưởng. Quá trình chăm sóc thường bắt đầu bằng một cuộc đánh giá cụ thể để xác định mức độ tổn thương mà người bệnh đang trải qua. Dựa trên đánh giá, chuyên gia tâm lý của Safe and Sound sẽ phát triển một kế hoạch điều trị riêng biệt, tùy thuộc vào nhu cầu và tình trạng cụ thể của từng người. Lộ trình của Safe and Sound bao gồm:

Tru-cot-SnS Chia-se-voi-Safe-and-Sound-GIF 

Theo bác sĩ tâm lý, ba nhóm nguyên nhân chính sau đây thường gây ra stress công việc:

1.1. Tính chất công việc và môi trường làm việc

Đây là nguyên nhân trực tiếp nhất dẫn đến stress công việc. Những ngành nghề có đặc thù tiến độ công việc luôn phải gấp rút chạy deadline, khối lượng công việc vượt quá khả năng của bản thân sẽ đẩy bạn vào thế mất cân bằng. Ngoài ra, thời gian biểu không phù hợp, tăng ca nhiều hay môi trường ồn ào, ô nhiễm không khí cũng góp phần không nhỏ tạo nên stress công việc.

1.2. Các mối quan hệ trong công việc

Môi trường làm việc nào cũng ít nhiều đòi hỏi chúng ta tương tác với những người xung quanh như đồng nghiệp, sếp, khách hàng và đối với nhiều ngành nghề, những mối quan hệ này mang tính quyết định đến hiệu quả công việc. Khi xảy ra những xung đột, bất đồng quan điểm trong các mối quan hệ này khó tránh khỏi stress, trầm cảm, rối loạn lo âu khi công việc không được suôn sẻ.

1.3. Sức khoẻ tinh thần và kỹ năng mềm của bản thân

Ảnh 2: Trầm cảm, rối loạn lo âu, ám ảnh sợ xã hội có thể làm stress công việc nặng nề hơn.

Ngoài những tác động từ môi trường và các mối quan hệ xung quanh, sức khoẻ tinh thần của bạn cũng đóng vai trò quyết định đến khả năng đối mặt với stress công việc.

Theo bác sĩ tâm lý, những người đang gặp các vấn đề về sức khoẻ tinh thần như trầm cảm, rối loạn lo âu, ám ảnh sợ xã hội nếu chưa được trị liệu phù hợp sẽ gặp nhiều khó khăn hơn để làm quen với môi trường làm việc, về lâu dài sẽ thêm gánh nặng stress công việc.

Những người có sức khoẻ tinh thần khoẻ mạnh vẫn có thể phải đối mặt với stress công việc nếu họ thiếu động lực làm việc, thiếu kinh nghiệm sống vàkhả năng thích ứng cần thiết để đáp ứng với yêu cầu công việc.

2. Bạn có đang bị stress công việc?

Stress công việc có thể biểu hiện bằng những triệu chứng trên cơ thể hay các biểu hiện tâm lý, hành vi. Theo bác sĩ tâm lý, có thể chia làm hai nhóm biểu hiện chính.

2.1. Triệu chứng cơ thể do stress công việc

- Mệt mỏi, căng cơ, đau đầu

- Hồi hộp, đánh trống ngực

- Khó ngủ, mất ngủ

- Rối loạn tiêu hoá như tiêu chảy, táo bón

- Các vấn đề về da

2.2. Những biểu hiện tâm lý của stress công việc

- Trầm cảm

- Rối loạn lo âu

- Khó chịu, dễ bị kích động, dễ thay đổi cảm xúc

- Mất động lực làm việc

- Cảm giác bất lực, quá tải

- Giảm khả năng tập trung, sáng tạo

- Mất hứng thú với mọi thứ

- Khó giữ mối quan hệ hoà nhã với đồng nghiệp, cô lập bản thân

3. Làm gì khi bị stress công việc?

3.1. Nhận biết nguyên nhân cụ thể gây ra stress trong công việc của bạn

Thử viết nhật ký trong vòng 1-2 tuần để tự đánh giá xem những tình huống cụ thể nào trong công việc làm bạn stress nhất và cách bạn phản ứng trước những tình huống đó. Lưu trữ lại suy nghĩ, cảm xúc của bạn cùng với những thông tin về hoàn cảnh có thể giúp bạn hiểu được “lối mòn” mà mình đang gặp phải khi đối mặt với những nguyên nhân stress công việc cụ thể.

3.2. Phát triển khả năng ứng phó lành mạnh trước stress công việc

Thay vì lựa chọn ăn đồ ăn nhanh, uống rượu hay những thú vui khác nhằm che đậy áp lực công việc, hãy cố gắng lựa chọn lối sống lành mạnh cho bản thân. Bất kỳ hoạt động thể lực nào cũng đem lại lợi ích trong việc giải toả căng thẳng. Ngoài ra, bạn nên dành thời gian cho sở thích cá nhân như âm nhạc, đọc sách, chơi game, miễn sao bạn cảm giác thoải mái, giải trí. Ngủ đủ giấc cũng là một yếu tố cần thiết để có lối sống lành mạnh trước stress công việc. Hạn chế những thói quen xấu khiến bạn mất ngủ như uống caffein quá muộn, dùng điện thoại, laptop trước khi ngủ.

3.3. Đặt ra những giới hạn phù hợp

Trong thời đại công nghệ hiện nay, chúng ta rất dễ cảm thấy áp lực khi phải sẵn sàng online và kết nối 24/7. Mỗi người có thể đặt ra những giới hạn phù hợp với bản thân và tính chất công việc để giảm bớt stress không cần thiết, ví dụ như hạn chế kiểm tra email buổi tối tại nhà, hạn chế nghe điện thoại trong giờ ăn cơm, nghỉ ngơi…

3.4. Học cách thư giãn

Một số phương pháp thiền tập, thở sâu và luyện tập chánh niệm có thể giúp giải toả cơn stress, hỗ trợ làm giảm triệu chứng của trầm cảm, rối loạn lo âu. Hãy bắt đầu bằng vài phút mỗi ngày tập trung quan sát bản thân qua những hoạt động đơn giản như thở, đi lại, ăn cơm…

3.5. Tìm kiếm sự hỗ trợ từ người xung quanh và bác sĩ tâm lý

Ảnh 3: Hỗ trợ từ gia đình, bạn bè, bác sĩ tâm lý có thể giúp bạn ứng phó tốt hơn với stress công việc

Sự hỗ trợ từ gia đình, bạn bè thân thiết có thể giúp bạn ứng phó tốt hơn với stress. Ngoài ra bạn có thể xin hỗ trợ từ các chính sách chăm sóc dành cho nhân viên hoặc tìm đến bác sĩ tâm lý để được tư vấn và điều trị stress công việc và các rối loạn sức khoẻ tinh thần như trầm cảm, rối loạn lo âu.

Để giúp khách hàng, các chuyên gia của Safe and Sound luôn đồng hành với bạn, giúp bạn:

- Một bộ não tràn đầy suy nghĩ tích cực nhờ loại bỏ được những suy tư không quan trọng hoặc sai lệch.

- Một tinh thần sảng khoái, hết lo âu để bạn có thể tận hưởng những điều tốt đẹp mà cuộc sống ban tặng.

- Một tâm thế tự tin, vững vàng để đưa ra những quyết định nhanh hơn, đúng đắn hơn trong công việc, từ đó gia tăng sức mạnh về tài chính, sự nghiệp và cả sự tự hào.

SnS-giup-ban_1920x533

4. Đội ngũ chuyên gia Safe and Sound có thể giúp đỡ gì cho bạn?

Chúng tôi biết rằng trị liệu tâm lý đôi khi là một bước khó khăn và cố gắng tìm một chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm thần mới phù hợp với nhu cầu cá nhân và tính cách của bạn có thể là một nhiệm vụ khó khăn và không dễ dàng.

Chúng tôi tin rằng sự kết hợp giữa chuyên gia tâm lý và bác sỹ tâm thần sẽ đem lại hỗ trợ tốt nhất cho bạn. Đội ngũ chuyên gia của Safe and Sound đáp ứng khắt khe các tiêu chuẩn, giúp bạn giải quyết đa dạng các vấn đề tâm lý bao gồm: Trầm cảm sau sinh, lo âu, rối loạn phân liệt cảm xúc, các vấn đề về giấc ngủ, rối loạn cảm xúc, các mối quan hệ, chấn thương tinh thần,…

- Bề dày kinh nghiệm hành nghề với đa dạng vấn đề tâm lý

- Kỹ năng đánh giá, tham vấn và xây dựng kế hoạch hỗ trợ hiệu quả

- Kết hợp linh hoạt các kỹ thuật, phương pháp để hỗ trợ hiệu quả và duy trì kết quả bền vững

Doi-ngu-chuyen-gia-SnS Dat-lich-voi-chuyen-gia-SnS-GIF

Bên cạnh đó, Safe and Sound sẽ:

- KHÔNG coi bạn là bệnh nhân: Ngược lại, chúng tôi coi bạn là một người can đảm đang chống chọi với cả một bầu trời u tối đang chực chờ sụp xuống. Chuyên gia của SnS có thể góp thêm với bạn một đôi tay trong nỗ lực này.

- KHÔNG dạy đời bạn: Chúng tôi sẽ cùng bạn nâng dậy nguồn năng lượng tích cực mà lâu nay đã bị quá nhiều áp lực và khổ đau đè sát đất.

- KHÔNG lạm dụng thuốc và hoá dược: Ngược lại, chúng tôi sẽ cùng bạn tìm đến những giải pháp hiệu quả và tự nhiên.

SnS-ko-coi-ban lien-he-voi-chuyen-gia-tam-ly-GIF 

Xem thêm:

Giảm căng thẳng ngay lập tức trong 10 phút, bạn đã thử chưa?

6 bài tập giảm căng thẳng thần kinh được bác sỹ tâm lý chia sẻ

: Hỏi bác sĩ tâm lý: Stress công việc phải làm sao? | Safe and Sound

Đăng ký nhận tư vấn ngay

Nhận tư vấn về sức khoẻ tinh thần từ Safe and Sound